Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam Hydrogen xanh mở đường cho tương lai xanh Việt Nam phát triển hydrogen xanh theo hướng nào?ơquancủaQuốchộigópýđểpháttriểnđiệnkhíđiệngióvànănglượxem truc tiep bd Chiến lược về phát triển năng lượng hydrogen đến năm 2030 |
Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 25/12/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về Dự thảo chiến lược về sản xuất năng lượng hydrogen; triển khai các dự án nhiệt điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII nhằm tháo gỡ những khó khăn liên quan đến các nguồn điện này
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Cấn Dũng) |
Tham dự cuộc họp có đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hộ, Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội; các Cục, Vụ của Bộ Công Thương và lãnh đạo các Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam và gần 20 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, năng lượng.
Dự thảo Chiến lược về sản xuất năng lượng hydrogen đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêu nhằm phát triển hệ sinh thái năng lượng hydrogen bao gồm sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng hydrogen với hạ tầng đồng bộ, hiện đại, dựa trên năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, thực hiện mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh.
Liên quan đến phát triển điện khí và điện gió ngoài khơi, báo cáo của Cục điện lực và năng lượng tái tạo cho thấy, đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30.424 MW (khi trong nước 10 dự án với tổng công suất 7,900 MW và LNG có 13 dự án với tổng công suất 22.824 MW); Tổng công suất các nguồn điện gió ngoài khơi khoảng 6.000 MW.
Tuy nhiên việc triển khai các dự án đang gặp nhiều khó khăn vì chưa có quy định của pháp luật, trong khi thời gian thực hiện các dự án điện khí (bao gồm: lựa chọn nhà đầu tư, Lập, phê duyệt FS, đàm phán hợp đồng mua bán điện, thu xếp vốn vay và thực hiện hợp đồng EPC) cần khoảng thời gian từ 7-8 năm. Đối với dự án điện gió ngoài khơi, thời gian thực hiện cần khoảng từ 6-8 năm kể từ lúc khảo sát.
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, đại diện các uỷ ban của Quốc hội đã đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Bộ Công Thương trong triển khai nhiệm vụ, tham vấn các chuyên gia, cơ quan quản lý. Đồng thời khẳng định việc phát triển 2 nguồn điện này nói riêng và các nguồn điện khác là hết sức quan trọng cần sớm có cơ chế tháo gỡ.
TS Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho ý kiến đóng góp tại cuộc họp. Ảnh: Cấn Dũng |
Phát biểu tại cuộc họp, TS Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định: Thời gian qua Bộ Công Thương đã quyết liệt, nỗ lực triển khai các nhiệm vụ quản lý của ngành, tuy nhiên đây là vấn đề khó, cần có sự tham gia của các Bộ, ngành.
Tiến sĩ Phan Đức Hiếu khẳng định, Nghị quyết 103 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2024 đã được thảo luận rất kỹ và vấn đề về an ninh Điện là đã được nhận diện rõ ràng. Nghị quyết đã nêu những giải pháp tập trung, kịp thời, hiệu quả kế hoạch để thực hiện Quy hoạch điện VIII… bao gồm các giải pháp đưu tiên thu hút đầu tư thúc đẩy triển khai nhanh các dự án, các công trình phát triển, truyền tải, phân phối, nhất là năng lượng tái tạo, đảm bảo cung ứng đủ điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
"Tôi cho rằng, cơ sở chính trị, cơ sở về pháp lý là có đủ. Tôi chỉ có một gợi ý cho bộ trưởng trong cái chiến lược này thì tôi cho rằng là cần gia cố rất nhiều về kiến nghị, giải pháp chính sách" - TS. Phan Đức Hiếu nói và cho rằng, cần phải có phụ lục rà soát chính sách rất chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể, phải chỉ ra rất rõ là những cái gì mà đã có luật nhưng nó chưa phù hợp và tại sao nó chưa phù hợp.
Với những cái gì chưa có và dự kiến những cái chưa có này thì nó phải tầm ở Luật hay tầm ở Nghị định hay tầm ở một nghị quyết có thể tạm gọi là thí điểm. Về lộ trình dài hạn thì mình sẽ sửa các luật theo một cách quy trình bình thường.
Trước khi sửa các luật, ở thời điểm cấp bách này cần tập trung ngay một số cái có thể báo cáo Quốc hội để có cơ chế thực hiện ngay song song với việc hoàn thiện các dự thảo luật. Cái cơ chế này có thể áp dụng và tổng kết thực tiễn, chúng ta có thể chế hóa thành luật sau này.
TS. Phan Đức Hiếu cũng đề xuất có thể nghiên cứu thành lập nhóm nghiên cứu rà soát chính sách liên ngành gồm có Bộ Công Thương, các bộ ngành liên quan và các chuyên gia để đề xuất giải pháp, cơ chế.
TS. Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ảnh: Cấn Dũng |
Đóng góp ý kiến tại cuộc họp, TS Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, ngày 13/12/2023, Chủ tịch Quốc hội đã ký Nghị quyết số 437 trong đó đã đánh giá các nội dung liên quan đến chính sách hiện nay, bao gồm cả điện khí, điện gió.
Cho rằng, yêu cầu phát triển các nguồn điện trên là rất cấp bách, TS. Tạ Đình Thi góp ý cần có đề xuất những việc làm cụ thể, ví dụ như đối với điện gió ngoài khơi cần xác định rõ vị trí. Hay cần đánh giá kỹ hơn các yếu tố thị trường, cơ chế giá, các công nghệ liên quan đến các lĩnh vực này như thế nào để nó đảm bảo theo chuỗi.Về dự thảo về Chiến lược sản xuất Hydrogen cần bổ sung phân công trách nhiệm cho Bộ tài nguyên Môi trường vì trong chương trình điều tra cơ bản, Bộ Tài nguyên Môi trường được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp xây dựng cơ chế chính sách về năng lượng gió.. phóng xạ biển v.v….