Empire777

Và trong quá trình gian khổ ấy, động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục tiến bước c&oac đội hình barça gặp real sociedad

【đội hình barça gặp real sociedad】Nhà khoa học nữ đầu tiên đạt Giải thưởng Trần Đại Nghĩa: Muốn làm khoa học, phải có đam mê

Và trong quá trình gian khổ ấy,àkhoahọcnữđầutiênđạtGiảithưởngTrầnĐạiNghĩaMuốnlàmkhoahọcphảicóđammêđội hình barça gặp real sociedad động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục tiến bước có lẽ chính là đam mê. Nhân dịp kỷ niệm Ngày khoa học công nghệ Việt Nam 18/5, Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn) đã thực hiện bài phỏng vấn với GS. TS Nguyễn Thị Lang, nhà khoa học nữ đầu tiên được vinh danh tại Giải thưởng Trần Đại Nghĩa xoay quanh vấn đề này.

Được biết, bà là nhà khoa học nữ đầu tiên được trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa - một giải thưởng có tiếng vang trong cộng đồng nghiên cứu khoa học. Khi được nhận giải thưởng danh giá này, cảm xúc mà bà có là gì?

Đối với cá nhân tôi, việc được trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 là một vinh dự hết sức lớn lao. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng đây là phần thưởng của riêng mình. Nói theo cách khác thì đây chính là đóng góp chung của nhiều nhà khoa học trong ngành nông nghiệp bởi trong quá trình tôi thực hiện đề tài, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ, cổ vũ, những chia sẻ quý báu từ các đồng nghiệp. Bản thân tôi đặc biệt trân trọng sự hợp tác ấy. Thành tích này thuộc về nhiều thế hệ các nhà khoa học nối tiếp nhau xây dựng và phát triển, trong đó có cả nhưng người đã không còn nữa.

Đại văn hào Tagore của Ấn Độ đã từng nói rằng: “Chúng ta biết ơn ngọn đèn cho chúng ta ánh sáng. Chúng ta cũng phải biết ơn giá chân đèn đã âm thầm đứng trong bóng tối để mang ngọn đèn tỏa sáng khắp nơi nơi”. Thành quả mà chúng tôi đạt được hôm nay trước hết thuộc hàng triệu người đã hi sinh âm thầm làm giá chân đèn đứng trong bóng tối như vậy, để có một ít các nhà khoa học tên tuổi tỏa sáng.

Đó là những nông dân cần mẫn, tiếp thu nhanh kỹ thuật, sáng tạo trên ruộng đồng. Đó là những cán bộ khoa học lăn lộn trong sản xuất, cùng với nông dân, cán bộ khuyến nông, cùng các doanh nghiệp năng động tạo nhiều đột phá mới để nông sản Việt Nam thực sự trở thành hàng hóa, tiếp cận được những thị trường xuất khẩu nổi tiếng “khó tính”.

Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin phép được tri ân những người thầy, những cán bộ lão thành vẫn tiếp tục giúp đỡ thế hệ trẻ cho đến ngày cuối của cuộc đời .

Bà có thể chia sẻ quan điểm về những khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học hiện nay không?

Thực ra việc phát triển những đề tài nghiên cứu khoa học chưa khi nào là không gặp khó khăn. Cái khó đầu tiên là việc để cho ra một sản phẩm nghiên cứu thành công thì sẽ phải trải qua những thất bại trong quá trình thử nghiệm, ứng dụng ban đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu và cảm thông cho sự khó khăn này của các nhà khoa học khi thực hiện các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học.

Khó khăn thứ hai mà tôi muốn nhắc đến đó chính là vấn đề nhân lực cho nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh chung thu nhập bình quân đầu người của nước ta còn thấp, rất nhiều người (dù có đam mê khoa học) vẫn phải bỏ dở vì gánh nặng cơm áo, gạo tiền. Nếu như hằng ngày đều phải nghĩ rằng làm gì để có cơm ăn thì thời gian đâu mà nghiên cứu khoa học. Cho nên mới nói, người làm khoa học phải hy sinh nhiều lắm.

Vấn đề khó khăn thứ ba tôi muốn đề cập là sự kết nối, hợp tác, chung tay của lực lượng những người làm công tác quản lý, theo dõi hoạt động nghiên cứu chưa được chặt chẽ cho lắm. Ví dụ khi tôi sang các nước như là Hàn Quốc, Nhật Bản thì thấy lực lượng cán bộ, những người làm công tác quản lý nghiên cứu khoa học công nghệ của những quốc gia này họ nối kết với nhau rất chặt chẽ.

Những người đi trước có kinh nghiệm sẽ chỉ cho những người đi sau để nắm bắt và biết về những điều cốt yếu. Giả dụ đối tượng mà họ đang thu thập thông tin là hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam thì họ sẽ rất tỷ mỉ ghi chép xem Việt Nam đã từng hợp tác với ai, nghiên cứu cái gì... Tuy nhiên ở Việt Nam thì điều này chưa được quan tâm đúng mức, việc ai người đó làm, mạnh ai người đó nghiên cứu, mạnh ai người đó quảng bá.

Bốn là, mặc dù Bộ KH&CN và các cơ quan tổ chức viện nghiên cứu cũng đã có những cơ chế khuyến khích, đầu tư rất nhiều các công trình nghiên cứu, các dự án, tuy nhiên, hiệu quả chưa được tối ưu khi còn những bất cập. Ví dụ như việc nguồn lực mình đã thiếu rồi nhưng trong nghiên cứu tập hợp với, kết nối với nhau còn chưa chặt chẽ. Vấn đề sắp xếp nhân lực cũng cần phải đề cập tới bởi có những cán bộ trẻ có kinh nghiệm chưa được sử dụng hợp lý, đôi khi còn có tình trạng “sử dụng theo ekip nhưng không sử dụng theo chuyên môn”. Việc giáo dục, sử dụng con người rất quan trọng bởi nếu không khéo, nó sẽ giống như con dao hai lưỡi.

Thêm vào đó, có trường hợp lực lượng khoa học sơ khai (những người mới ra trường) cũng đi theo từng nhóm chứ không có hệ thống nào cả. Thậm chí, có những người đã có tới 10 năm đào tạo bên nước ngoài về Việt Nam cũng chưa được sử dụng gây lãng phí nhân tài. Cho nên tôi thấy là ngay cả trong nhóm nghiên cứu thì nên chăng chúng ta phải đoàn kết nhau để tạo nên sức mạnh. Như thế sẽ tốt hơn.

Khó khăn thứ 5 tôi muốn nói là, trong nghiên cứu khoa học, ý tưởng nhiều nhưng có khi cả 1.000 ý tưởng mới chọn được một ý tưởng có khả năng được phê duyệt. Trong khi đó, có những ý tưởng dù có khả năng ứng dụng cao nhưng lại vướng thủ tục để xin xét duyệt, cấp kinh phí, phải chờ đợi rất lâu, quy trình thì còn nhiều phức tạp.

GS.TS Nguyễn Thị Lang bên cạnh sản phẩm lúa gạo được phát triển từ công trình nghiên cứu của mình. Ảnh: Hán Hiển 

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap