Bình luận về câu chuyện shark Phú có những ngôn từ bỡn cợt với nữ CEO tham gia chương trình Shark Tank Việt Nam,ỉquantâmmỗiemNgưngbìnhluậnvềngoạihìnhphụnữkeo 3/4 la j anh Ngô Di Lân (du học sinh Mỹ) cho rằng, sinh ra là nam giới đã là một đặc quyền. Vì thế, đàn ông nên đấu tranh cho những người kém may mắn hơn mình, trong trường hợp này là phụ nữ.
Báo VietNamNet xin đăng lại ý kiến của anh Ngô Di Lân.
Nữ CEO của doanh nghiệp Wiibike trình bày dự án về xe đạp bảo vệ môi trường. |
Shark Tank mùa này dù chưa có ý tưởng kinh doanh nào quá đột phá nhưng đã nhanh chóng gây bão với bình luận của Shark Phú trong phần pitching của chị CEO Wiibike.
"Anh không quan tâm đến business, chỉ quan tâm đến mỗi em".
Đây là câu mà các trang báo mạng rồi các bài post khác đang trích dẫn nhiệt tình để làm cơ sở cho cuộc tranh luận hiện nay về việc bình luận của Shark Phú có đáng bị "tuýt còi" không.
Nhưng cá nhân tôi cho rằng câu này tương đối "mập mờ", có thể suy diễn theo cả cách tích cực lẫn tiêu cực.
Ít nhất thì nó đủ mập mờ để người nói có thể chối rằng: "Tôi nói vậy là vì yếu tố con người - founder quan trọng hơn nhiều là sản phẩm". Trong đầu người nói nghĩ gì ta không thể biết được nhưng trả lời vậy cũng có lý ở một mức độ nhất định.
Nhưng nếu xem tập 2 Shark Tank trên YouTube thì sẽ thấy có câu đáng chú ý hơn nhiều ở phút 21:57.
"Chắc là anh mải nhìn em nên anh chẳng thấy cái gì đặc biệt ở cái xe cả".
Câu này thì không chối vào đâu được. Không phải là quan tâm tới cá tính/lịch sử/năng lực của founder mà là nhan sắc.
Khách quan mà nói, tôi không nghĩ Shark Phú nhất thiết có ý coi thường phụ nữ hay đang "thả thính". Trong các shark thì có lẽ tôi thích ông Phú nhất vì phong thái và tư duy sắc bén. Nhưng phát ngôn như vậy trên sóng truyền hình là hơi thoải mái quá và thiếu sự cân nhắc.
Hơn nữa, không thể phủ nhận rằng việc một người đàn ông có địa vị và tiền tài mà phát ngôn như vậy một cách công khai sẽ gửi đi tín hiệu rằng cánh mày râu nhìn chung vẫn để ý tới ngoại hình của phụ nữ trước năng lực của họ. Đặc biệt khi đàn ông đã có tiền và quyền.
Như thế thì dù chị Hằng có hài lòng với lời bông đùa của Shark Phú đi nữa thì những chị em khác và những người đấu tranh bình đẳng giới vẫn có quyền bức xúc và lên tiếng vì họ đâu nhất thiết bênh vực chị Hằng?
Cái họ lên án là việc đàn ông "đồ vật hoá phụ nữ" (objectify women) qua việc ngầm coi sắc đẹp của họ là tiêu chí tiên quyết đánh giá giá trị con người họ. Đẹp số 1, đầu óc là số 2. Nhất là khi đàn ông chẳng mấy khi bị đánh giá kiểu "ừ thằng này ngon đấy, duyệt!" thì các chị em nhảy dựng lên lúc này là cực dễ hiểu.
Đồng ý là đàn ông và phụ nữ về mặt cấu trúc sinh học khác nhau và bình đẳng chằn chặn 50-50 là bất khả thi (một phần vì mình cũng chẳng hiểu thế nào là bình đẳng tuyệt đối nữa!?).
Nhưng không thể phủ nhận rằng xã hội hiện nay, dù ở Việt Nam hay các nước phương Tây, vẫn ưu ái đàn ông hơn nhiều. Cái này các anh em phải thẳng thắn mà thừa nhận chứ đừng có lôi cái này cái nọ ra cãi lại nó buồn cười ra.
Sinh ra là nam giới đã là một cái đặc quyền quá lớn rồi. Mà mình có đóng góp công sức gì để được cái đấy đâu, do may mắn thôi.
Nên thừa nhận điều đó và đấu tranh cho những người kém may mắn hơn mình, trong trường hợp này là nữ giới. Họ có ít cơ hội để tiến xa trong cuộc sống và thực hiện ước mơ của bản thân hơn nhiều so với chúng ta.
Và trước tiên, tất cả các anh em đều có thể bắt đầu bằng việc ngưng bình luận về ngoại hình của các bạn nữ trong công việc. Chỉ làm triệt để riêng cái đấy thôi cũng đã là một bước tiến lớn rồi!
Xem thêm video: Lynk Lee lên tiếng sau vụ lùm xùm kì thị giới tính
Ngô Di Lân(Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Quan hệ quốc tế, ĐH Brandeis, Mỹ)
Bạn có thể gửi cho chúng tôi về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết phải trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn.