Nguồn cung hàng loạt nông sản đang vượt cầu | |
Cấp tốc thành lập Tổ công tác chỉ đạo sản xuất,ệpcầnđượchỗtrợđểcóthêmnguồnlựcthumuanôngsảnchonôngdâtrận đấu đức tiêu thụ nông sản phía Nam |
Sơ chế dừa tươi xuất khẩu tại Công ty Vina T&T. Ảnh: DN cung cấp |
Thông tin tại diễn đàn, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, dự kiến trong tháng 8 sẽ có 700.000 ha lúa được thu hoạch tại các tỉnh phía Nam với 3,8 triệu tấn gạo. Cùng với đó, có khoảng 1,1 triệu tấn rau củ quả cũng sẽ được thu hoạch trong tháng 8, nhưng nhu cầu chỉ ở mức khoảng 500.000 tấn nên phần còn lại phải tìm phương án tiêu thụ, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và ĐBSCL.
Về trái cây, có khoảng 640.000 tấn sẽ thu hoạch trong tháng 8 cần kết nối, tiêu thụ bao gồm xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, bưởi, cam, nhãn, dứa và mít.
Theo ông Lê Thanh Tùng, hiện việc thu hoạch, trái cây tiêu thụ tương đối tốt nhưng bắt đầu có dấu hiệu chậm lại. “Thời điểm tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, toàn bộ cây ăn trái phía Nam là trái vụ nên sản lượng không nhiều, việc dư thừa chỉ là do ách tắc trong vận chuyển” ông Lê Thanh Tùng cho biết.
Để hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản, các địa phương đã có nhiều giải pháp chủ động, sáng tạo. Ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An cho biết, Sở đã thiết lập đường dây nóng và kết nối với mạng xã hội zalo để hỗ trợ tìm đầu ra cho nông sản. Qua đó, nhiều vấn đề khó khăn về vận chuyển, thu hoạch, tiêu thụ đã được giải quyết kịp thời.
Nhiều kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp
Tham dự diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp đã đề xuất nhiều kiến nghị nhằm đảm bảo kết nối cung cầu nông sản trong thời gian dịch bệnh.
Đại diện Công ty CP Nafoods Group nêu khó khăn về lưu thông hàng hóa giữa các điểm trong và ngoài vùng dịch. Nafoods đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ chi phí kho bãi nhằm giúp doanh nghiệp tiêu thụ nguyên liệu được nhiều hơn cho nông dân. Mặt khác, cước vận tải xuất khẩu đường biển đang tăng "phi mã" nên vô cùng khó bởi khách hàng không tăng giá mua”, đại diện Nafoods Group cho biết.
Đồng quan điểm, bà Ngô Tường Vy, Phó giám đốc Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu cho biết, cước phí logistics hiện đã vượt ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Do đó, bà Vy cho rằng cần có kênh thông tin điện tử để cập nhật chi phí cước vận chuyển cho doanh nghiệp nắm bắt để chủ động các phương án.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty XNK Vina T&T cũng nêu, giá cước vận chuyển container đi Mỹ hiện đã tăng gấp 10 lần so với thời điểm trước dịch, thậm chí cước đi một số bang ở xa còn vượt 10.000 USD/container.
“Tình trạng giá cước cao là do thiếu container rỗng. Tuy nhiên thực tế hiện nay conatiner nhập khẩu tồn tại các cảng rất nhiều do các nhà nhập khẩu đang bị đình trệ sản xuất nên việc nhận hàng chậm trễ. Do đó, cần có giải pháp cho vấn đề kìm cương giá cước logistics” – ông Nguyễn Đình Tùng nêu ý kiến.
Liên quan đến vấn đề thu mua nông sản cho nông dân, các doanh nghiệp cũng nêu nhiều kiến nghị. Bà Ngô Tường Vy chia sẻ: “Rất nhiều hợp tác xã gọi điện mời Chánh Thu mua nhãn, sầu riêng, nhưng khả năng của doanh nghiệp có hạn. Vì vậy, tôi kiến nghị cần có chính sách hạ lãi suất cho các doanh nghiệp thu mua nông sản trong giai đoạn hiện nay, đồng thời có cơ chế vay tín chấp dựa trên lượng hàng tồn kho để doanh nghiệp có thêm nguồn lực”.
Ông Nguyễn Đình Tùng cũng nêu khó khăn đối với quy định giới hạn thời gian ra đường. “Thông thường công ty tiến hành thu hoạch từ 4 giờ sáng, đến khoảng 6 giờ rưỡi sáng đưa hàng về sơ chế đến khoảng 22 giờ. Nhưng hiện nay, 6 giờ sáng người lao động mới bắt đầu được ra ngoài để đi thu hoạch, và 18 giờ chiều đã phải về nhà, khiến cho sản lượng đạt rất thấp, chỉ bằng 20-30% so với trước đây. Trong khi trái cây tươi có đặc thù là hái về phải xử lý ngay. Nếu lượng hàng làm trong ngày không đủ cho 1 lô hàng, sẽ phải chờ thu hoạch, sơ chế thêm vào hôm sau, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng trái cây” – ông Nguyễn Đình Tùng chia sẻ.
Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam đặt vấn đề về việc TPHCM có yêu cầu các siêu thị có ca F0 phải đóng cửa 1 tuần để thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng dịch. Bà Hậu đề nghị chỉ nên đóng cửa 24-72 tiếng vì nếu đóng 1 tuần sẽ gây khó khăn cho việc tiêu thụ các mặt hàng tươi sống còn tồn trong siêu thị, thậm chí có thể hư hỏng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kiến nghị được hỗ trợ thêm giá điện bởi hệ thống kho phải vận hành “căng” hơn so với bối cảnh thông thường. Bên cạnh đó, cần quan tâm tới lực lượng thu hoạch nông sản, cần ưu tiên tiêm vắc xin, có cơ chế để lực lượng này được di chuyển từ huyện này sang huyện khác, tỉnh này sang tỉnh khác. Do thu hoạch trái cây đòi hỏi những kỹ năng đặc thù, phải là người lành nghề mới đảm bảo được chất lượng, lao động mới không thể làm được.