Cúp C1

【xem kq bd】Chính sách đất đai: Ban hành nhiều nhưng thực hiện vẫn khó

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Đại biểu Nguyễn Hồng Vân.Đây là đánh giá của đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) trong phiên thảo luậ xem kq bd

HV

Đại biểu Nguyễn Hồng Vân.

Đây là đánh giá của đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) trong phiên thảo luận tại Quốc hội chiều 27/5 về báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách,ínhsáchđấtđaiBanhànhnhiềunhưngthựchiệnvẫnkhóxem kq bd pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Khó nhớ, khó tuyên truyền, thực hiện

Theo đại biểu, sau 5 năm Luật Đất đai có hiệu lực, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan đã ban hành 13 nghị quyết và 49 thông tư, là một cố gắng lớn. Tuy nhiên, số lượng văn bản nhiều như vậy cùng với các công văn, chỉ thị, các văn bản cụ thể hóa của các địa phương nhưng vẫn chưa đáp được yêu cầu quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị ở các địa phương.

Đánh giá đất đai có nguồn gốc phức tạp chịu sự tác động của việc thay đổi chính sách pháp luật qua nhiều giai đoạn đòi hỏi phải có những quy định khác nhau để ứng xử phù hợp, song đại biểu cũng cho rằng với một khối lượng văn bản quy phạm pháp luật khổng lồ như vậy rất khó cho người thực hiện ở địa phương, cơ sở cũng như việc tuyên truyền giải thích cho dân.

"Nhớ tên các nghị định, thông tư thôi đã khó, còn cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước nhớ được toàn văn các nội dung đó để áp dụng, cũng như tuyên truyền cho dân thì càng khó. Nguyên nhân của tình trạng trên được xác định một số trường hợp quá trình dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật còn bị chi phối bởi tầm nhìn và cục bộ các ngành dẫn đến xung đột, mâu thuẫn giữa các quy định, đôi khi chưa đánh giá đầy đủ tác động của các chính sách, quy định của pháp luật làm ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện" - đại biểu Nguyễn Hồng Vân nêu rõ và đề nghị cần phải có giải pháp cụ thể hơn để nâng cao chất lượng ban hành quy phạm pháp luật và khắc phục tình trạng trên.

Bổ sung một số vấn đề báo cáo chưa đề cập cụ thể, đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) nhắc đến việc quản lý, sử dụng đất tại một số dự án lớn ở địa phương đã được Thanh tra Chính phủ kết luận nhưng xử lý chưa đến nơi đến chốn, gây dư luận không tốt. Việc điều chỉnh quy hoạch là vấn đề bức xúc mà thực tế đều gặp phải sự phản đối của cộng đồng dân cư nhưng vẫn được các cơ quan chức năng hợp thức hóa cho sự điều chỉnh quy hoạch của chủ đầu tư. Những vấn đề điều chỉnh đều gây ra những những xung đột ngày càng gay gắt giữa cộng đồng dân cư, chủ đầu tư và chính quyền như thay đổi mật độ xây dựng, chiều cao tầng, đất công viên mất đi, hạ tầng cơ sở không đáp ứng v.v... mà đến nay đơn thư khiếu nại của người dân vẫn chưa được giải quyết rõ ràng, cụ thể.

"Tất cả những vấn đề trên trong báo cáo chưa nêu rõ xử lý trách nhiệm thuộc về ai, đồng thời kiến nghị Chính phủ xử lý ra sao với bộ, ngành liên quan cũng như các địa phương liên đới, nhất là dự án lớn gây bức xúc dư luận trong thời gian qua" - đại biểu Trịnh Ngọc Phương nói.

Ngoài ra, đại biểu cũng cho rằng một số thực trạng trong báo cáo chưa làm rõ như một số hiện tượng sốt ảo đất, nhiều chiêu trò làm giá đất, thậm chí làm giả giấy tờ của Nhà nước hay đua nhau xây dựng nhà trái phép chờ đền bù. Thực tế này đã xảy ra hàng chục năm nay, do đó càng phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời, nếu không sẽ gây ra lãng phí lớn cho xã hội cũng như cản trở việc xây dựng các dự án.

Công khai, minh bạch các kết quả thanh tra, giám sát

Đánh giá cao trách nhiệm và nỗ lực của Đoàn giám sát, trách nhiệm phối hợp của Chính phủ, các địa phương trong việc thực hiện nghị quyết giám sát của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cũng lưu ý vấn đề thông tin, số liệu báo cáo của các địa phương chậm, không đầy đủ. Việc số liệu không đầy đủ, không toàn diện sẽ khiến khó đánh giá đúng thực trạng, vì vậy đại biểu đề nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các địa phương phải báo cáo đầy đủ thông tin chứ không để nơi có, nơi không.

Bên cạnh đó, cũng đồng tình với nhiều nhận định đánh giá của các đại biểu, đại biểu cho rằng có nhiều vấn đề chúng ta chưa đề cập thỏa đáng, chưa chỉ ra được các nguyên nhân nêu trong báo cáo này. "Những vấn đề đánh giá nguyên nhân tồn tại trong báo cáo nếu bỏ đi chữ chủ đề phía sau thì hầu như báo cáo giám sát này đều có nguyên nhân và tồn tại này" - đại biểu nhận xét.

Đồng tình với các nguyên nhân tồn tại nêu trong báo cáo, song đại biểu nhấn mạnh vấn đề đặt ra là tầm của báo cáo giám sát phải cao hơn. "Ví dụ như, các chính sách trải thảm đỏ các địa phương để thu hút nhà đầu tư liệu có dẫn đến tồn tại hiện nay trong báo cáo này không. Tôi biết nhiều địa phương điều chỉnh quy hoạch cấp giấy phép cho nhà đầu tư khi chưa được cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch. Hay việc cấp rừng phòng hộ là sân golf" - đại biểu Nguyễn Thanh Hồng nêu ví dụ.

Một vấn đề nữa trong công tác thanh tra được đại biểu nêu là tính hiệu lực, hiệu quả và công khai minh bạch. Đại biểu cho rằng có tình trạng lạm dụng đóng dấu mật để không công khai, không minh bạch trong vấn đề thanh tra. Đặc biệt có nhiều vấn đề dư luận và báo chí nêu, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, nhưng khi các đoàn thanh tra đến thì kết quả đóng dấu mật. "Đề nghị Chính phủ, thanh tra nhà nước và thanh tra các cấp công khai các kết luận thanh tra, việc thực hiện các kết luận thanh tra để nhân dân giám sát, và tạo cơ chế cho người dân giám sát việc thực thi của các lực lượng thanh tra", đại biểu Nguyễn Thanh Hồng nói./.

H.Y

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap