Báo cáo của Hội Tim mạch châu Á - Thái Bình Dương cho thấy trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2019,ỷlệtửvongvìsuytimcaohơnnhiềuloạiungthưket qua union berlin tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng từ 23% lên 35%.
Châu Á chịu gánh nặng lớn về tử vong do bệnh tim mạch với khoảng 58% số ca tử vong trên toàn cầu. Trong đó, suy timlà một trong những nguyên nhân hàng đầu. Các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán suy tim là 50%. Con số này cao hơn so với nhiều loại ung thư.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, ước tính nước ta có hàng triệu người bị suy tim với chi phí điều trị rất lớn, tạo gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình và hệ thống y tế.
Bác sĩ Vinh cho hay biểu hiện thường gặp của suy tim là khó thở, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, chóng mặt. Suy tim là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khiến tim không đủ khả năng để bơm máu hay cung cấp cho nhu cầu của cơ thể.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Thế Dũng, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, suy tim là một trong những bệnh mạn tính nặng thường gặp nhất, khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh suy tim có thể bị phù phổi cấp, tổn thương đa cơ quan như gan thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.
Mặc dù y khoa có nhiều phương pháp điều trị nhưng suy tim vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tái nhập viện cao. Chất lượng cuộc sống, tâm lý của người bệnh ảnh hưởng nặng nề.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân chỉ tuân thủ điều trị trong thời gian đầu. Khi tình trạng sức khỏe ổn định, người bệnh có tâm lý chủ quan dẫn đến sai lầm như không uống thuốc đều đặn, không tái khám định kỳ, tự ý uống thuốc khác, không tuân thủ chế độ dinh dưỡng, vận động…
Hậu quả là tình trạng suy tim diễn tiến nặng phải nhập viện. Mỗi lần nhập viện vì cơn suy tim cấp, bệnh nhân lại tăng thêm nguy cơ tử vong. Do đó, người bệnh cần phối hợp 3 yếu tố: sử dụng thuốc đều đặn, thực hiện chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Khi có chương trình chăm sóc hợp lý, người bệnh suy tim có thể kiểm soát bệnh tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ nhập viện lại và kéo dài tuổi thọ.
Khoảng trống phục hồi chức năng cho người bệnh suy timTheo một nghiên cứu, khoảng 10% bệnh nhân suy tim được tập luyện phục hồi chức năng. Số còn lại không được hướng dẫn, tiếp cận hoặc không biết đến việc tập luyện này.