Dự án này được Chính phủ Canada mạnh tay hỗ trợ về tài chính,ẽxuấtkhẩukhíđốthóalỏngsangchâuÁtrận đấu đang diễn ra với gói trợ cấp lên đến 275 triệu CAD được Ottawa công bố vào cuối tháng 6/2019.
Tập đoàn Royal Dutch Shell giữ vai trò “đầu tàu” của dự án, phối hợp cùng với các đối tác gồm tập đoàn dầu mỏ quốc gia Petronas của Malaysia, tập đoàn Mitsubishi Corp. của Nhật Bản và hai công ty năng lượng khác của châu Á.
LNG Canada dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy hóa lỏng khí đốt, có công suất 7 triệu tấn/năm/nhà máy tại tỉnh British Columbia, Canada.
Theo Bộ trưởng Tài chính Canada Bill Morneau, dự án trên sẽ đưa tài nguyên của Canada tới các thị trường mới, đa dạng hóa hoạt động thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và kiến tạo việc làm cho tầng lớp trung lưu tại Canada.
Theo ước tính của tập đoàn dầu mỏ BP của Anh, Canada sản xuất 184,7 tỷ m3 khí đốt tự nhiên trong năm 2018, xếp sau Mỹ, Nga và Iran.
Hiện Canada đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ, trong bối cảnh Mỹ được dự báo sẽ trở thành nhà xuất khẩu ròng năng lượng vào năm 2020. Canada là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ tư thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng sang nước láng giềng khổng lồ của mình.
Theo thống kê, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Canada sang Mỹ năm 2018 đã giảm 6% về khối lượng so với năm 2017 và có thể sẽ giảm với tốc độ mạnh hơn trong tương lai.
Tình hình hiện nay buộc Canada phải tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Canada Amarjeet Sohi nhận định Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ là các thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn đối với Canada.
Nhật Bản hy vọng giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng năng lượng từ Trung Đông giữa lúc tình hình tại khu vực này đang leo thang căng thẳng. Bộ trưởng Sohi khẳng định Canada sẽ là nhà cung cấp năng lượng tốt và “rất ổn định” cho Nhật Bản.
Ngoài dự án LNG Canada, Chính phủ Canada cũng đã phê duyệt một số dự án xây dựng nhà máy LNG khác. Ottawa coi LNG là một phần quan trọng trong chính sách năng lượng sạch của mình./.
Theo TTXVN