您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【bảng xếp hạng c2 vòng 1/8】Kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực rủi ro

Empire7772025-01-11 21:52:54【Cúp C1】7人已围观

简介Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.>> Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV>> Năm bảng xếp hạng c2 vòng 1/8

VHT

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

>> Khai mạc Kỳ họp thứ 8,ểmsoátchặttăngtrưởngtíndụngtronglĩnhvựcrủbảng xếp hạng c2 vòng 1/8 Quốc hội khoá XIV

>> Năm 2020: Mục tiêu GDP tăng 6,8%

Vi phạm của các tàu Trung Quốc là nghiêm trọng

Trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và dự kiến kế hoạch năm 2020 tại Quốc hội ngày 21/10, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với kết quả đạt được và nhấn mạnh mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng năm 2019 là một năm đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đạt tương đối đồng bộ các mục tiêu tổng quát được Quốc hội đề ra.

Công tác điều hành của Chính phủ tiếp tục có nhiều đổi mới, năng động, quyết liệt, hiệu quả, chú trọng vào xử lý những vấn đề lớn, dài hạn; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ những rào cản cho phát triển, khích lệ đổi mới sáng tạo trong xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các bộ, ngành có nhiều nỗ lực để rà soát, loại bỏ thủ tục, điều kiện kinh doanh bất hợp lý.

Bên cạnh đó, để thấy rõ hơn những kết quả đạt được và tiếp tục duy trì những thành tựu nêu trên, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề.

Cụ thể, Uỷ ban Kinh tế đề nghị phân tích rõ động lực, chất lượng của tăng trưởng để phát huy cho các năm sau; đánh giá thực trạng và tác động của khoa học, công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế. Có ý kiến đề nghị phân tích về tổng thu nhập quốc gia (GNI) để đánh giá đầy đủ về tính tự chủ của nền kinh tế.

Về sản xuất nông nghiệp, ngành Nông nghiệp còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực nhưng kết quả chưa đồng đều giữa các vùng, miền. Ngành thủy sản gặp bất lợi khi Ủy ban Châu Âu chưa xem xét việc gỡ "thẻ vàng"; cần làm rõ trách nhiệm của một số địa phương trong kiểm tra, giám sát tại cảng cá và hệ thống giám sát tàu cá.

Về hoạt động thương mại, mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước có cải thiện nhưng nhập siêu của khu vực này còn lớn. Do vậy, cần đánh giá cụ thể hơn những yếu tố, mặt hàng có đóng góp tích cực vào xuất khẩu; phân tích thêm về công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa; công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Trong hoạt động của doanh nghiệp (DN), cần phân tích rõ việc tăng lên của số lượng DN chờ giải thể và DN không hoạt động tại địa chỉ đăng ký. Thực hiện cơ cấu lại và cổ phần hóa DNNN còn chậm; công tác quản lý, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, cơ chế quản lý, giám sát và thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước còn bất cập. Công tác phối hợp và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN với các bộ, ngành còn chưa rõ ràng, nhất là trong quản lý nguồn vốn đầu tư.

Về hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, việc xảy ra vi phạm của các tàu Trung Quốc hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thời gian qua là nghiêm trọng, nhiều giải pháp đã và đang được thực thi, thể hiện lập trường, quyết tâm và nỗ lực của các cấp, ngành trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Ngoài những vấn đề nêu trên, báo cáo của Uỷ ban Kinh tế cũng đề nghị làm rõ việc công tác quản lý người nước ngoài còn hạn chế, nhiều đối tượng lợi dụng lừa đảo, tổ chức đánh bạc qua mạng. Vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, khai thác khoáng sản còn xảy ra ở một số nơi. Đề nghị báo cáo về tình trạng trẻ em sinh ra không có quốc tịch ở một số địa phương. Công tác giải quyết khiếu nại đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng tình trạng khiếu kiện đông người đến cơ quan trung ương vẫn diễn biến phức tạp. Đề nghị đánh giá sự kịp thời của công tác truyền thông trước các vấn đề lớn được xã hội quan tâm.

Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực rủi ro

Với năm 2020, Uỷ ban Kinh tế cơ bản thống nhất với tờ trình của Chính phủ. Riêng với các chỉ tiêu đặt ra, cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ cơ sở của chỉ tiêu tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu để phù hợp mối tương quan giữa chỉ tiêu này với GDP trong hai năm 2019 - 2020; làm rõ cơ sở của chỉ tiêu tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3% vì kết quả 4 năm gần đây đều xuất siêu.

Đồng tình với các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra cho năm 2020, Uỷ ban Kinh tế cũng đề nghị quan tâm hơn tới việc bảo đảm tiến độ xây dựng và chất lượng các dự án luật; tổ chức thực hiện có hiệu quả các luật đã ban hành. Tăng cường kiểm tra, phát hiện các văn bản sai nội dung, trái thẩm quyền, mâu thuẫn, chồng chéo, việc chậm triển khai luật, pháp lệnh và xử lý sai phạm. Triển khai xây dựng, phê duyệt hệ thống quy hoạch giai đoạn tới. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2021 - 2025 để đánh giá đầy đủ, thực chất về tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Đồng thời, rà soát, cơ cấu lại hợp lý một số khoản chi; kiên quyết điều chỉnh vốn của các dự án không triển khai được cho các dự án khác; hạn chế chuyển nguồn quá lớn cho năm sau. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ các công trình trọng điểm quốc gia; thúc đẩy, tạo thuận lợi triển khai các dự án điện và dự án giao thông quan trọng; hoàn thiện khung pháp lý về giá điện hạ thế; chống tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động của các DNNN. Tiếp tục tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và bộ quản lý ngành; khẩn trương kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban. Đẩy nhanh cơ cấu lại DNNN; tháo gỡ vướng mắc trong cổ phần hóa.

Với lĩnh vực ngân hàng, Uỷ ban Kinh tế đề nghị kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; chú trọng phát triển nền tài chính toàn diện. Đẩy nhanh việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; tăng cường sự phối hợp trong triển khai thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, có giải pháp để tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước./.

D.A

很赞哦!(73)