Đặt nhiều kỳ vọng lập lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh lần hai giữa Mỹ và Triều Tiên,ộinghịThượngđỉnhMỹkết quả bóng đá ngoại hạng anh sáng nay nhưng xem ra sự chờ đợi này còn quá mong manh khi lòng tin từ hai phía chưa có nhiều.
Tổng thống Trump đi dạo cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh lịch sử ở Singapore ngày 12-6-2018. Ảnh: AFP
Đến thời điểm này, mọi động thái liên quan đến cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã được các bên liên quan tiến hành bàn bạc kỹ lưỡng. Mới đây, Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol đã gặp gỡ Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo và có thông báo chính thức, Washington và Bình Nhưỡng sẽ tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại một quốc gia chủ nhà khác nhưng chưa công bố nước nào.
Cuộc gặp lần thứ hai này được kỳ vọng mở ra những tiến triển cụ thể cho việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và lập lại hòa bình cho hai miền liên Triều. Đúc kết kinh nghiệm từ việc thiếu các cam kết cụ thể tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất giữa ông Trump và ông Kim nên những bước đi tiếp theo lâm vào cảnh bế tắc, Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 được tính toán kỹ hơn.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kỳ vọng với chính sách ngoại giao tích cực của Hàn Quốc sẽ mở ra cơ hội hàn gắn vết thương chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên kéo dài 69 năm qua.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Suh Choo-suk mới đây cho biết: “Hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa Bình Nhưỡng và Washington sẽ đóng vai trò là cơ hội quan trọng để tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực vì hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên”.
Tuy nhiên, để đạt được những thỏa thuận mang tính thiết thực và khả thi giữa Mỹ và Triều Tiên là bài toán hết sức khó khăn hiện nay. Bởi lẽ, những nghi kỵ mang tính thù địch giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn còn quá nặng nề.
Như vậy đâu là giải pháp hòa bình cho bán đảo Triều Tiên? Tờ National Interest đã đề xuất ba bước đi nhằm giảm thiểu nguy cơ thất bại và tăng cường cơ hội thành công cho hội nghị lần này mà chính quyền Tổng thống Donald Trump nên xem xét, bao gồm: Gắn Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều với một tiến trình cụ thể, hai bên cần linh hoạt hơn và đừng đòi hỏi ngay một thỏa thuận lớn.
Về mặt lý thuyết là vậy nhưng thực tiễn cho thấy, sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều hồi tháng 6-2018, việc đàm phán các cấp bị gián đoạn nhất là ở cấp chuyên viên để thúc đẩy thực thi tiến trình thỏa thuận. Van Jackson, giảng viên tại Trường Đại học Wellington ở New Zealand, cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất không kết nối với tiến trình cụ thể hoặc với những cá nhân hiểu rõ mọi thứ về công việc giám sát, xác minh và giải giáp vũ khí hạt nhân” nên khó dẫn đến thành công.
Mặt khác, chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục theo đuổi lập trường cứng rắn với Triều Tiên. Nhà Trắng đang yêu cầu Triều Tiên phải thực hiện các biện pháp giải trừ vũ khí hạt nhân một cách toàn diện và minh bạch, trước khi đưa ra bất cứ sự nhượng bộ nào về kinh tế hoặc ngoại giao. Nói cách khác chỉ khi Triều Tiên thực hiện lộ trình phi hạt nhân hóa một cách “không thể đảo ngược”, nước này mới được nới lỏng các biện pháp trừng phạt.
Ngược lại, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un yêu cầu Mỹ cần có chuyển biến rõ nét không thù địch và hủy bỏ các lệnh trừng phạt thì Bình Nhưỡng sẽ thực hiện phi hạt nhân hóa.
Từ hai lập trường nghi kỵ và trông đợi vào đối phương giữa Washington và Bình Nhưỡng cho thấy nếu muốn Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai diễn ra thành công thì đòi hỏi cả Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cần biết nhượng bộ thì mới hy vọng tìm được tiếng nói chung cho hòa bình lập lại ở bán đảo Triều Tiên.
HN tổng hợp