Empire777

Quản lý thị trường Thái Nguyên thu giữ trên 1.000 can nước giặt hiệu D-nee, FineLine Cục Quản lý thị kết quả trận mỹ hôm nay

【kết quả trận mỹ hôm nay】Quản lý thị trường Thái Nguyên: Chủ động nhiều biện pháp đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu

Quản lý thị trường Thái Nguyên thu giữ trên 1.000 can nước giặt hiệu D-nee,ảnlýthịtrườngTháiNguyênChủđộngnhiềubiệnphápđấutranhchốnghànggiảbuônlậkết quả trận mỹ hôm nay FineLine Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên: Nỗ lực lành mạnh hóa thị trường

Nổi lên vi phạm về thương mại điện tử gia tăng

Với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động thương mại trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã manh nha xuất hiện từ một vài năm gần đây và có chiều hướng gia tăng, nhất là trong khoảng 6 tháng đầu năm 2021.

Quản lý thị trường Thái Nguyên: Chủ động nhiều biện pháp đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu
6 tháng đầu năm 2021, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên đã kiểm tra, xử lý 641 vụ vi phạm

Ông Tạ Đình Dũng – Phó Cục trưởng Cục QLTT Thái Nguyên – cho biết, qua kết quả kiểm tra, xử lý 6 tháng đầu năm 2021, có thể nhận thấy nổi lên hoạt động vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử. Các vi phạm này bắt đầu gia tăng cả số vụ lẫn mức độ, chủ yếu là kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, nhãn hàng hóa… với đa dạng mặt hàng như thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo, đồ gia dụng…

Mức độ vi phạm của các đối tượng cũng tinh vi hơn, bởi kinh doanh trên thương mại điện tử thường không có địa điểm kinh doanh cố định, công khai, chia lẻ hàng hóa, tập trung ở các khu nhà trọ, chung cư, nhà ở, khiến việc điều tra, trinh sát, kiểm tra và áp dụng biện pháp khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nhiều cơ sở có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử diễn ra nhưng khi kiểm tra thực tế, họ lại không có hàng hóa. Chỉ đến khi khách đặt mua, họ mới nhập hàng từ nơi khác về bán lại kiếm lời. Điều này khiến cho công tác kiểm tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn.

Với việc ứng dụng công nghệ số, số lượng hàng hóa bán ra cao hơn rất nhiều so với phương thức bán hàng truyền thống. Lợi nhuận cao, nên các đối tượng vẫn bất chấp các quy định của pháp luật để tiến hành hành vi vi phạm”- ông Tạ Đình Dũng cho hay.

Ngoài các hành vi vi phạm trên thương mại điện tử, các hành vi gian lận thương mại khác trên địa bàn vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Một số vụ việc có mức phạt tiền cao, trị giá hàng hóa vi phạm lớn đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh; không phát hiện vụ việc vi phạm nào có tính chất đường dây, ổ nhóm, hoạt động liên huyện, tỉnh đến mức phải xử lý hình sự trong khoảng thời gian này.

Trong 6 tháng năm 2021, Cục QLTT đã kiểm tra 734 vụ, giảm 21 vụ, bằng 97,22% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, đã có 641 vụ xử lý. Mặc dù số vụ kiểm tra, xử lý giảm nhẹ, nhưng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, trị giá hàng hóa vi phạm tăng mạnh so với cùng kỳ, với số tiền 5.360.549.000 đồng, bằng 179,50% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Tạ Đình Dũng cho hay, đó là do trong 6 tháng đầu năm 2021, nhiều vụ việc vi phạm với mức độ lớn đã được phát hiện và kiểm tra kịp thời, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.

Chủ động tìm ra quy luật, thủ đoạn mới của các đối tượng

6 tháng cuối năm 2021, dự báo thị trường tỉnh Thái Nguyên sẽ diễn ra sôi động hơn theo chu kỳ thời điểm cuối năm nhu cầu tiêu dùng tăng; chỉ số giá tiêu dùng có nhiều khả năng tăng; tình hình thời tiết, dịch bệnh ở người, gia súc, gia cầm sẽ còn diễn biến khó lường, nhất là dịch bệnh Covid-19 còn chưa được kiểm soát hoàn toàn; các hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại có nhiều khả năng sẽ gia tăng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Lực lượng QLTT Thái Nguyên xác định tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục QLTT, của cấp ủy chính quyền địa phương.

Tham mưu giúp Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo các Ngành thành viên, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện của từng ngành, địa phương đảm bảo thực hiện có hiệu quả

Đặc biệt, Cục tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và kinh doanh trái phép bằng nhiều biện pháp. Trong đó, chú trọng làm tốt công tác dự báo, phân tích, nắm bắt thông tin để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tác động xấu, các yếu tố tiêu cực đến thị trường, đồng thời tìm ra quy luật hoạt động, phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng buôn bán, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng để chủ động đấu tranh ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

“Các Đội QLTT trực thuộc cần tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, lập sổ bộ quản lý chặt chẽ các đối tượng kinh doanh trên địa bàn kịp thời đưa vào quản lý các cá nhân, tổ chức kinh doanh phát sinh; thống kê các cơ sở dừng kinh doanh, chuyển địa điểm kinh doanh trên địa bàn quản lý”- ông Tạ Đình Dũng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Cục sẽ thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong một số lĩnh vực: sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng kém chất lượng...

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap