【macao club tài xỉu】Ưu tiên phát triển hạ tầng TT&TT theo định hướng Make in Viet Nam
Mở ra không gian phát triển mới cho kinh tế xã hội
Thủ tướng Chính phủ ngày 11/1 vừa qua đã quyết định phê duyệt ‘Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 – 2030,ƯutiênpháttriểnhạtầngTTTTtheođịnhhướmacao club tài xỉu tầm nhìn đến năm 2050’.
Theo cơ quan soạn thảo, quy hoạch hạ tầng TT&TT được xây dựng bảo đảm sự sẵn sàng của các hạ tầng vật lý đáp ứng công cuộc chuyển đổi số quốc gia, có xét đến tính biến đổi, tính phẳng và tính không biên giới của công nghệ số.
Việc lập quy hoạch hạ tầng TT&TT hướng tới góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia, đồng thời bảo đảm khả năng thông suốt về hạ tầng thông tin và truyền thông trong hội nhập quốc tế. Cùng với đó, xây dựng hạ tầng TT&TT bền vững, đẩy mạnh công tác quản lý, thúc đẩy phát triển các hạ tầng trọng yếu quốc gia, góp phần phát triển ngành TT&TT.
Quy hoạch xác định các quan điểm phát triển: Hạ tầng TT&TT là một chỉnh thể thống nhất, hình thành trên cơ sở liên kết giữa mạng bưu chính, hạ tầng số, hạ tầng công nghiệp CNTT, các nền tảng chuyển đổi số quốc gia và hệ thống bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tạo lập môi trường an toàn tin cậy cho phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Hạ tầng TT&TT là hạ tầng cho chuyển đổi số quốc gia, mở ra không gian phát triển mới cho kinh tế xã hội, gắn kết sự phát triển trên không gian số với không gian phát triển vật lý truyền thống, tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hạ tầng TT&TT được ưu tiên phát triển theo định hướng Make in Viet Nam, sử dụng sản phẩm, giải pháp do người Việt Nam làm chủ nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và chủ quyền quốc gia. Phát triển nền tảng số như một hạ tầng mới nhằm triển khai nhanh, toàn dân, toàn diện các hoạt động thiết yếu của xã hội trên môi trường số.
Hạ tầng TT&TT đáp ứng việc tạo lập, truyền tải, lưu trữ, xử lý, chia sẻ dữ liệu số an toàn, tin cậy, bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, góp phần tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh.
Dữ liệu là tài nguyên, nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo ra vùng động lực mới và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ưu tiên nguồn lực phát triển điện toán đám mây, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm dữ liệu khu vực. Công nghiệp công nghệ số là ngành công nghiệp nền tảng, cần có cơ chế chính sách đặc biệt để thúc đẩy phát triển.
“Quy hoạch hạ tầng TT&TT đồng bộ, công nghệ hiện đại theo định hướng chia sẻ dùng chung, tích hợp quy hoạch hạ tầng viễn thông quốc gia, kế thừa hợp lý hạ tầng TT&TT đã được đầu tư phát triển, gắn kết chặt chẽ với các hạ tầng kinh tế - xã hội vật lý và tạo ra các thực thể số tương ứng trên không gian số”, quyết định của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ.
Tầm nhìn đến năm 2050 là hạ tầng TT&TT bảo đảm: Tăng cường thông minh dựa trên dữ liệu và các công nghệ mới; Xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; Bao phủ, kết nối đa tầng không gian và đa chiều giữa các tầng; Hợp nhất an toàn toàn bộ thế giới vật lý với thế giới số nhằm thích ứng trước mọi biến động phức tạp, khẩn cấp; mở rộng không gian hoạt động; Đáp ứng phát triển bền vững mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng.
7 nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch
Tại quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ đã vạch ra yêu cầu phát triển, phương án phát triển đối với mạng bưu chính; hạ tầng số; hạ tầng ứng dụng CNTT; an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; công nghiệp CNTT.
Cụ thể, về yêu cầu phát triển, mạng bưu chính được định hướng phát triển đồng bộ, hiện đại, gắn kết giữa thế giới thực và thế giới số, trở thành một trong những hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số.
Trong hạ tầng số, định hướng phát triển mạng viễn thông băng rộng bảo đảm dung lượng lớn, tốc độ cao, công nghệ hiện đại, hạ tầng IoT được tích hợp rộng rãi bảo đảm phát triển hài hòa, phục vụ tốt chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và an ninh - quốc phòng.
Với hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, định hướng là hình thành các trung tâm dữ liệu quy mô lớn, theo tiêu chuẩn xanh, bám sát quy hoạch vùng năng lượng; bảo đảm các trung tâm dữ liệu được kết nối đồng bộ, dữ liệu liên thông và có khả năng dự phòng lẫn nhau, thúc đẩy phát triển công nghiệp dữ liệu lớn; nâng cao hiệu suất và khai thác hiệu quả các trung tâm dữ liệu hiện có.
Định hướng phát triển hạ tầng ứng dụng CNTT là ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển theo hướng làm trước, làm tốt, làm tập trung các nền tảng số có tính chất hạ tầng quy mô quốc gia phục vụ nhiều ứng dụng, dịch vụ, đóng vai trò là nền tảng số dùng chung cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, phục vụ các hoạt động thiết yếu của xã hội trên môi trường số.
Với an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, định hướng đặt ra là phát triển các hệ thống kỹ thuật, giải pháp, nền tảng bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng phục vụ Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phát triển ổn định, bền vững, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia; phổ cập công cụ, dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể người dân...
Cùng với đó, phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ điện tử, viễn thông, CNTT Make in Viet Nam. Từ đó, góp phần tạo không gian phát triển mới của đất nước và tham gia sâu vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ số thế giới.
Cùng với danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, quy hoạch cũng quy định cụ thể về định hướng bố trí sử dụng đất và 7 nhóm giải pháp sẽ tập trung thực hiện, gồm: Cơ chế chính sách; khoa học và công nghệ, môi trường; phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường, dịch vụ; huy động vốn đầu tư; hợp tác quốc tế; tổ chức thực hiện và giám sát.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và tổ chức thực hiện ‘Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050’.