Ông Đinh Mẫn,ườicaotuổihưởngchínhsáchbảotrợxãhộitheoNghịđịnhNĐtin nóng bóng đá 24h Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo trợ xã hội và Bảo vệ chăm sóc trẻ em Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh giải thích: Hiện nay, Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13-4-2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội vẫn còn hiệu lực thi hành. Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27-2-2010 chỉ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67 cũng như nâng mức trợ cấp cho từng hệ số.
Riêng ông N.H.T (tên ghi tắt, không ghi địa chỉ cụ thể) nên không thể biết ông T là ai, thuộc đối tượng có hoàn cảnh như thế nào nên khó có thể trả lời cụ thể. Chúng tôi chỉ có thể trả lời chung về chế độ bảo trợ dành cho người cao tuổi.
Đối với người cao tuổi thực hiện theo Luật Người cao tuổi. Cụ thể, Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi, tại khoản 1 và 2, điều 6 đã quy định rất rõ mức trợ cấp cho người cao tuổi. Nghị định 06 so với các nghị định trước đây ưu tiên cho người cao tuổi hơn nhiều. Trong đó, mức trợ cấp xã hội hằng tháng thấp nhất đối với người cao tuổi quy định tại Điều 17, Luật Người cao tuổi sống tại cộng đồng do UBND xã, phường, thị trấn quản lý như sau: Mức 180.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,0) đối với người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng; mức 270.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,5) đối với người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng; mức 180.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,0) đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện nêu trên mà không có lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng...
Đối với những người chưa được hưởng chế độ bảo trợ, thì phải có tờ khai thông tin của người cao tuổi gửi UBND cấp xã để Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xem xét. Nếu thấy đúng quy định, UBND cấp xã gửi đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội để thẩm định. Căn cứ hồ sơ và kết quả thẩm định, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội trình UBND cùng cấp phê duyệt. Mức hưởng, thời gian hưởng sẽ do Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố ghi rõ trong quyết định.