VHO- Theàncầuđangquátảisốvụsậpmạnglênmứccaokỷlụbong 88 keoo công ty chuyên theo dõi hoạt động mạng ThousandEyes của Mỹ, việc gián đoạn hoạt động mạng trên toàn cầu đã tăng mạnh trong suốt tháng 3, đạt đến mức chưa từng thấy trước đây.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Activist Post)
Sự cố gián đoạn hoạt động Internet đã đạt mức cao kỷ lục trong thời gian giãn cách xã hội vì Covid-19, khi các nhà mạng thực hiện các thay đổi kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của nhiều người hiện đang làm việc tại nhà.
Theo công ty chuyên theo dõi hoạt động mạng ThousandEyes của Mỹ, việc gián đoạn hoạt động mạng trên toàn cầu đã tăng mạnh trong suốt tháng 3, đạt đến mức chưa từng thấy trước đây.
Dữ liệu từ ThousandEyes cho thấy sự cố sập mạng Internet trên toàn cầu đã tăng đột biến trong tuần trước.
[Các nhà mạng "xoay sở tốt" dù lưu lượng truy cập tăng đột biến]
ThousandEyes cho biết khoảng một phần ba số vụ sập mạng trong quý đầu tiên của năm nay xảy ra ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
"Thời lượng và phạm vi của nhiều lần sập mạng cho thấy rằng đó là hệ quả của việc các nhà khai thác mạng thực hiện các thay đổi để tối ưu hóa hiệu suất khi mức lưu lượng truy cập tăng lên." Angelique Medina - giám đốc tiếp thị của ThousandEyes cho biết.
Tuy nhiên, bà Medina nói thêm "chúng tôi đã thấy sự gia tăng rõ rệt về sự gián đoạn mạng giữa các nhà cung cấp mạng ứng dụng cộng tác, bao gồm các dịch vụ cuộc gọi video."
Ngoài ra, các chuyên gia đã ghi nhận sự gia tăng tương tự về việc gián đoạn dịch vụ đám mây vào tháng 3, được cải thiện vào đầu tháng 4 trước khi tăng trở lại trong vài tuần qua.
Biểu đồ cho thấy số vụ sập mạng Internet trên toàn cầu giai đoạn từ 9.3-10.4
Theo thống kê của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tại Việt Nam, lưu lượng sử dụng Internet tăng gấp 3 lần trong tháng 3.2020. Lưu lượng lưu chuyển dữ liệu di động qua trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) tăng đến 40% trong thời gian vừa qua.
Đặc biệt, tại các khu vực cách ly tập trung trong cả nước, lưu lượng sử dụng Internet trong tháng 3.2020 tăng đột biến tới 90% so với tháng 2.2020, tập trung chủ yếu vào lưu lượng từ các ứng dụng hội nghị, làm việc trực tuyến, dạy và học trực tuyến, giải trí trực tuyến.
Tại nhiều nước trong khu vực, lưu lượng truy cập các trang thông tin điện (website) tăng khoảng 50%.
TTXVN