【kết quả khimki】Kiến nghị lập thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, huyện

Theếnnghịlậpthanhtrachuyênngànhantoànthựcphẩmcấpquậnhuyệkết quả khimkio Bộ Y tế, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn, đầu mối sản xuất, chế biến, nhập khẩu, sử dụng, kinh doanh thực phẩm và là nơi giao thương, vận chuyển cung ứng cho các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trong đó, cấp xã, phường, thị trấn là nơi tập trung cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Tuy nhiên, công tác quản lý vệ sinh ATTP chỉ ở mức độ kiểm tra, nhắc nhở. Nhiều trường hợp vi phạm chưa được xử lý kịp thời, thậm chí cán bộ cơ sở không dám xử lý vì sợ sai, sợ trách nhiệm bởi chưa được giao chức năng thanh tra. Vì vậy, việc thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP ở hai thành phố này là cần thiết.

Ngành Y tế đề xuất trong giai đoạn 2015-2016, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ lựa chọn 5 quận, huyện và 10 xã phường để thí điểm; giai đoạn 2017-2020 sẽ triển khai trên toàn bộ địa bàn tại hai địa phương này.

Điểm đáng chú ý là các đội, tổ thanh tra chuyên ngành ATTP được tổ chức trên cơ sở biên chế hiện có của các ngành Y tế, Công thương, Công an. Lực lượng này được giao chức năng thanh tra chuyên ngành ATTP, được xử phạt hành chính đến 20 triệu đồng (cấp quận, huyện) và 2,5 triệu đồng (cấp xã, phường).

Kinh phí hoạt động của thanh tra chuyên ngành ATTP cấp quận, huyện; xã, phường do ngân sách Nhà nước ở địa phương đảm bảo. Tiền thu phạt vi phạm hành chính về ATTP được giữ lại 50% để chi cho hoạt động bảo đảm ATTP tại cấp quận, huyện; xã phường.

Theo chinhphu.vn