World Cup

【lich thi đau bong da hôm nay】Thầm lặng góp sức xây đời

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Nhìn những tấm giấy khen, bằng khen, huân chương được đóng khung, treo cẩn thận, ngay hàng thẳng lối lich thi đau bong da hôm nay

Báo Cà MauNhìn những tấm giấy khen, bằng khen, huân chương được đóng khung, treo cẩn thận, ngay hàng thẳng lối, cũng thấy được phần nào bề dày thành tích tham gia cách mạng của ông Bùi Ngọc Luyện (ấp Tân Phong, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời) mà người dân trong vùng thường gọi là ông Bảy Luyện “khuyến học”.

Nhìn những tấm giấy khen, bằng khen, huân chương được đóng khung, treo cẩn thận, ngay hàng thẳng lối, cũng thấy được phần nào bề dày thành tích tham gia cách mạng của ông Bùi Ngọc Luyện (ấp Tân Phong, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời) mà người dân trong vùng thường gọi là ông Bảy Luyện “khuyến học”.

Thời kháng chiến chống Mỹ, cậu thanh niên Bảy Luyện, lúc đó 20 tuổi, đã là bộ đội trực thuộc đơn vị  Ð10 lừng danh. Tiếp bước người anh, khát khao được cầm súng chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, ông Bảy Luyện từ giã quê hương Nam Ðịnh, trốn gia đình tham gia bộ đội ở chiến trường miền Nam. Chiến tranh ác liệt, kẻ còn người mất, anh trai của ông Bảy Luyện hy sinh ở miền Nam, còn ông bị thương hạng 4/4.

Chăm sóc cây kiểng là việc làm thường xuyên của ông Bảy Luyện.

Mất sức lao động 26% nhưng ông Bảy Luyện vẫn hăng say cống hiến sức trẻ cho quê hương thứ hai của mình. Ông từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng: Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBND, Bí thư Ðảng uỷ xã Phong Ðiền và liên tiếp 10 năm làm Giám đốc Bảo hiểm Xã hội huyện Trần Văn Thời (1995-2005). Ở cương vị nào, ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về hưu, cuộc sống ổn định, con cái đều khôn lớn thành người, không chịu sống cảnh an nhàn, ông Bảy Luyện muốn làm việc gì đó ý nghĩa tiếp tục góp sức cho quê hương.

Thấy việc học hành của trẻ em nông thôn còn nhiều thiếu thốn, không ít gia đình phải chấp nhận cảnh con cái dang dở sự học chỉ vì nghèo, ông Bảy Luyện lại nhớ về ký ức năm xưa, cũng vì nghèo mà phải rời trường rời lớp. Vậy là, ông quyết định khơi dậy phong trào khuyến học ở địa phương. Chi hội Khuyến học ấp Tân Phong được thành lập trong niềm hân hoan, phấn khởi. Bởi vì, mọi người tin rằng, với sự “chèo chống” của người lính bộ đội, người cán bộ dày dạn kinh nghiệm như ông Bảy Luyện, chi hội sẽ làm được nhiều việc thiết thực.

Thành tích đầu tiên cho cái “nghề” khuyến học ông Bảy Luyện còn nhớ như in. Ðó là lúc ở ấp có 9 học sinh đang đứng trước bờ vực phải nghỉ học. Hiểu rõ nỗi niềm cha mẹ chúng đâu muốn con mình mù chữ, các cháu thì rất thích được đến trường cùng bè bạn, chẳng qua là vì cuộc sống quá khó khăn... Ông Bảy Luyện vận động người quen đang sinh sống ở nước ngoài 10 triệu đồng. Vậy là, các em nhỏ lại có tập, có viết, có chi phí trang trải học hành.

Ông Châu Tấn Sĩ (ấp Tân Phong, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời) cho biết: “Lúc con gái lớn của tôi đang học THCS, vì quá nghèo, cùng lúc nuôi 2 đứa đi học nên vợ chồng tôi dự định sẽ cho đứa lớn nghỉ. Lúc đó, chú Bảy Luyện biết được nên xuất quỹ khuyến học ấp đến tận nhà trao 200.000 đồng. Giờ, số tiền đó không là bao nhưng lúc đó quý lắm. Tôi mừng muốn khóc. Nhờ vậy, mà con tôi không dang dở học hành”.

Ông Bảy Luyện tâm sự: “Nhìn thấy các cháu nhỏ được cắp sách đến trường, thấy niềm vui của cha mẹ chúng, mình cũng vui lây. Các cháu học sinh năm đó, giờ đã có công ăn việc làm ổn định. Có những đứa tốt nghiệp đại học, cao đẳng, làm cán bộ. Từ đó, tôi có thêm động lực để tiếp tục gắn bó với công việc này”.

Cái khó nhất của Chi hội Khuyến học ấp là công tác vận động. Ông Bảy Luyện cho biết, do các doanh nghiệp đã ủng hộ cho huyện, xã nên khi đặt vấn đề ủng hộ cho ấp thì họ nói không kham nổi. Vì vậy, mà nguồn quỹ khuyến học của ấp cũng hạn chế. Quỹ ít nhưng hoạt động của chi hội không vì thế mà kém hiệu quả. Ngoài việc tặng tập, viết đều đặn trước thềm năm học mới, chi hội còn theo dõi thành tích học tập của các em, để tặng quà cho học sinh khá, giỏi khi kết thúc năm học và các em đạt giải trong các cuộc thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, học sinh đậu đại học, cao đẳng.

Tuy chỉ là vài quyển tập, viết hoặc vài trăm ngàn đồng, chỉ mang tính hỗ trợ như lời nói chân thành của ông Bảy Luyện, nhưng nhờ đó mà hàng trăm học sinh được tiếp tục đến trường, có thêm niềm tin, động lực trên con đường học vấn.

Ðặc thù của công tác khuyến học ấp là không lương, không phụ cấp. Ði vận động các nhà hảo tâm hay tặng quà cho các em, tất cả đều phải bỏ tiền túi. Thế nhưng, ông Bảy Luyện vẫn không màng. Bởi, khi lựa chọn con đường này, ông hiểu rõ không nên tính toán thiệt hơn. Hơn nữa, trên hành trình khuyến học, ông Bảy Luyện luôn có những người bạn đồng hành, cùng chí hướng như ông Sáu Cường (thành viên của chi hội).

Với kết quả vận động quỹ khuyến học ấp trong 8 năm qua hơn 40 triệu đồng, 1.600 quyển tập, 100 cây viết, 20 cặp sách, cho thấy sự nỗ lực rất lớn của ông Bảy Luyện.

Ông Nguyễn Hoàng Thế, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Anh Bảy Luyện rất tận tâm với công tác khuyến học. Cái hay của anh là trong công tác vận động, anh tạo được sự đồng thuận trong chi hội. Khi tặng quà, anh xét công khai từng đối tượng trong ấp, rồi đến từng nhà tặng quà, động viên. Vì thế, những gia đình có con em được giúp đỡ, người ta rất tín nhiệm anh Bảy”.

Khó khăn không quản, cực nhọc không kêu than, ngoài 70 tuổi, ông Bảy Luyện vẫn thầm lặng góp sức xây đời./.

Bài và ảnh: Hữu Ngọc

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap