Empire777

Fintech Summit 2019 – Cơ hội kết nối đầu tư cho các starup công nghệ tài chínhKhởi động Chương trình lich bd asian cup

【lich bd asian cup】Khởi nghiệp bằng Fintech: Phải “duy nhất, đứng đầu và tốt nhất”

khoi nghiep bang fintech phai duy nhat dung dau va tot nhat 112462Fintech Summit 2019 – Cơ hội kết nối đầu tư cho các starup công nghệ tài chính
khoi nghiep bang fintech phai duy nhat dung dau va tot nhat 112462Khởi động Chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam 2019
khoi nghiep bang fintech phai duy nhat dung dau va tot nhat 112462Fintech cần thêm room ngoại
khoi nghiep bang fintech phai duy nhat dung dau va tot nhat 112462Lotte muốn đầu tư vào fintech tại Việt Nam
khoi nghiep bang fintech phai duy nhat dung dau va tot nhat 112462

Trong lĩnh vực Fintech, theo bà, đâu là cơ hội và thách thức cho các bạn trẻ khi khởi nghiệp bằng lĩnh vực này?

Fintech là lĩnh vực phát triển dựa vào công nghệ, trong khi các startup hiện nay đa phần là các bạn trẻ, khởi nghiệp chủ yếu nhờ vào công nghệ. Vì thế, nếu các startup chịu khó thâm nhập vào DN lớn, tìm ra “kẽ hở” có thể giải quyết bằng công nghệ và những giải pháp riêng thì cơ hội thành công là rất lớn. Hơn nữa, Fintech luôn đi liền với ngành ngân hàng, tài chính nên nếu startup thành công, có thể được ngân hàng và các công ty tài chính mua lại hoặc đổ vốn đầu tư. Bên cạnh đó, Fintech được xem là hướng đi phù hợp trong thời đại công nghệ, là giải pháp giảm thiểu chi phí cho các ngân hàng thương mại, nên đang được các cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy và có chính sách phù hợp hơn, tạo thuận lợi cho các bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, làm startup trong lĩnh vực Fintech cơ bản còn gặp nhiều khó khăn hơn. Bởi luật pháp về đầu tư mạo hiểm nói chung tại Việt Nam chưa có, hơn nữa, các startup này có thể vướng về luật tài chính ngân hàng, tín dụng… Vướng nhiều thứ có thể khiến startup không có giấy phép, mà kinh doanh không có giấy phép là bất khả thi. Đặc biệt, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đều tương đối “bảo thủ”. Startup thì ngược lại, phải là cái gì thật mới thì mới cạnh tranh được. Vậy khó khăn là các startup phải tìm cách làm thế nào để vấn đề này đi được với nhau.

Hiện khởi nghiệp trong Fintech đang nhận được rất nhiều sự khuyến khích từ các cơ quan nhà nước và tổ chức trong, ngoài nước, liệu có dẫn đến sự phát triển quá “nóng”, thưa bà?

Theo tôi, sự phát triển của startup Fintech sẽ không có chuyện quá “nóng”, bởi Fintech là lĩnh vực rất đặc thù, chủ yếu sử dụng công nghệ thông tin nhưng bắt buộc người khởi nghiệp phải có kiến thức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Hơn nữa, ngành tài chính – ngân hàng còn rất nhiều dư địa cần các Fintech giải quyết. Ngoài ra, sự phát triển của Fintech nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào pháp luật, nếu tháo gỡ được lĩnh vực nào thì mới có nhiều startup phát triển lĩnh vực đó.

Để thành công khi khởi nghiệp trong lĩnh vực này, xin bà cho biết, các startup cần làm những gì?

Như tôi đã nói ở trên, do đặc điểm của Fintech nên không chỉ DN khởi nghiệp mà cả những công ty lớn khi muốn phát triển trong lĩnh vực này đều phải tìm ra những giải pháp riêng có và tốt hơn so với những gì đang có. Nếu không thì sẽ không thể cạnh tranh nổi. Vì thế, các startup phải chứng minh được giải pháp của mình: Một là duy nhất, hai là đứng đầu và ba là tốt nhất. Nếu startup giải quyết được 3 điểm này thì mới có thể gọi được vốn, nếu cứ bắt chước nhau, làm giống nhau thì sẽ rất khó kêu gọi được các nhà đầu tư. Bởi nhà đầu tư khi đổ vốn vào sẽ không muốn chịu sự cạnh tranh mà chỉ muốn chia sẻ cơ hội đầu tư cho những giải pháp hiệu quả nhất, tốt nhất.

Những vấn đề trên không chỉ startup phải thực hiện mà ngay cả những DN lớn cũng phải thực hiện. Tuy nhiên, không vì thế mà các startup chùn bước, bởi đã có rất nhiều cuộc thi được tổ chức, nhiều startup Việt Nam đã đạt giải nhất. Chưa kể chỉ riêng tại VSV, đã có startup trong 1 năm tăng trưởng từ lúc được định giá 7 triệu USD, lên 10 triệu USD rồi lên 30 triệu USD, nên việc có thể phát triển lên hàng trăm triệu USD và cao hơn nữa có thể chỉ trong vài năm tới. Nên không có lý do gì để các startup ngừng hy vọng và vươn lên.

Vậy phía cơ quan nhà nước cần hỗ trợ gì cho startup Fintech, thưa bà?

Trong bối cảnh hiện nay, điều cần nhất với các startup Fintech nói riêng và cộng đồng startup nói chung là Chính phủ cần ra đời Luật về đầu tư mạo hiểm. Có hành lang pháp lý đầy đủ thì chúng ta mới có thể kêu gọi các quỹ đầu tư vào rót vốn, vì các quỹ đầu tư mới là động lực giúp startup vươn xa hơn. Bởi có luật thì sẽ bao quát được tất cả ngóc ngách, cấp độ của đầu tư. Vì đã nói đầu tư mạo hiểm là phải biết có những thứ không lường trước được. Luật là những thứ được làm chi tiết càng nhiều càng tốt để lường trước cho nhà đầu tư yên tâm, cho startup yên tâm. Nếu không có luật thì rất dễ hình sự hóa.

Hơn nữa, có được luật này thì chúng ta sẽ kỳ vọng có được thị trường vốn đầu tư mạo hiểm ngay tại Việt Nam để startup không phải sang các nước bên cạnh gọi vốn. Hiện nhiều startup của VSV nói riêng và Việt Nam nói chung đã đi sang Singapore, thậm chí nhà đầu tư cũng sang đó để mở quỹ. Bởi ở đó luật cũng như quy định, trách nhiệm rất rõ ràng của các bên tham gia. Do đó, nếu chưa có luật thì sẽ khó có có startup thực sự của Việt Nam thành công. Hơn nữa, nếu cứ để startup ra nước ngoài lập nghiệp thì sẽ không đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, cùng lắm chỉ thu được một phần nhỏ về thuế.

Xin cảm ơn bà!

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap