【thứ hạng của karlsruher sc】Gian nan kiểm soát nợ thuế
Vẫn có địa phương để nợ tăng
Theểmsoátnợthuếthứ hạng của karlsruher sco Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu, năm 2015, toàn ngành Thuế đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ thuế, từ việc giao chỉ tiêu thu nợ cho các Cục Thuế; thành lập Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp NSNN trong đó có công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế đến thành lập các đoàn đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, tập trung vào những đơn vị lớn, trọng điểm… Bên cạnh đó, ngành Thuế đã thực hiện đôn đốc thu tiền thuế nợ bằng điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử đối với khoản nợ từ 1 đến 30 ngày. Đặc biệt, đã thực hiện công khai thông tin người nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ đó, toàn Ngành đã thu được 39.102 tỷ đồng tiền thuế nợ, tăng 27,1% so với năm 2014, bằng 102,9% chỉ tiêu thu nợ; Trong đó bằng biện pháp quản lý nợ là 31.386 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ; bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 7.716 tỷ đồng. Tổng số tiền nợ thuế tính đến thời điểm 31-12-2015 là 69.963 tỷ đồng, giảm 11,1% so với thời điểm 31-12-2014.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thuế, tỷ lệ ban hành Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp (bình quân cả nước mới đạt 76%; Tỷ lệ người nợ thuế thuộc trường hợp cưỡng chế nhưng chưa thực hiện cưỡng chế trung bình cả nước là 58,7%. Những địa phương có tỷ lệ người nợ thuế thuộc trường hợp cưỡng chế nhưng chưa thực hiện cưỡng chế cao hơn mức chung của cả nước (trên 58,7%) cũng vượt quá con số 10 địa phương.
Điều này dẫn tới, chỉ có 22 địa phương có số nợ thuế giảm so với năm 2014 như: Sóc Trăng (giảm 83%), Lào Cai (giảm 49,9%), Hoà Bình (giảm 43,6%), Cần Thơ (giảm 39%), Kiên Giang (giảm 32,5%), Bến Tre (giảm 32,3%), Đà Nẵng (giảm 25%), Phú Thọ (giảm 23%)... Nhưng đã có tới 10 địa phương có số nợ thuế tăng trên 30% so với năm 2014 như: Hà Tĩnh (tăng 120%), Bắc Kạn (tăng 113,2%), Bạc Liêu (tăng 78,1%), Thừa Thiên -Huế (tăng 60,6%), Ninh Bình (tăng 59,2%), Cao Bằng (tăng 49,7%), Ninh Thuận (tăng 37,4%), Long An (tăng 32,5%), Quảng Trị (tăng 32,2%), Khánh Hoà (tăng 31,7%).
Nguyên nhân khiến nợ thuế tăng được các Cục thuế chỉ ra là vẫn còn một bộ phận các doanh nghiệp trước đây rất có ý thức chấp hành pháp luật thuế, nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế dẫn đến rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, không có tiền để trả nợ thuế. Bên cạnh đó, bộ phận doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài lâm vào tình trạng phá sản nhưng không làm thủ tục phá sản và không có khả năng trả nợ thuế; các đơn vị vãng lai có số nợ thuế từ trước năm 2006 hiện gửi thông báo không có hồi âm; các doanh nghiệp đã thực hiện thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng nhưng không có động thái trả nợ thuế. Ngoài ra, có nguyên nhân không ít doanh nghiệp ý thức chấp hành các luật thuế kém, có biểu hiện trây ỳ nợ thuế, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thường xuyên phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi tiền thuế nợ.
Khó khăn của cơ quan Thuế
Nhiều Cục thuế cho rằng vẫn còn khó khăn và hạn chế ảnh hưởng đến kết quả đôn đốc thu hồi nợ. Theo lãnh đạo Cục Thuế Thanh Hóa, thực hiện theo quy trình quản lý nợ thuế, các đối tượng hiện đang đưa vào nhóm nợ khó thu, thực tế không có khả năng thu. Số lượng người nộp thuế đã bị cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng ngày càng nhiều hiện đang đưa vào nhóm nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày. Người nộp thuế không có hóa đơn sử dụng gần như không còn hoạt động, thời gian cưỡng chế dài 1 năm, nếu cơ quan Thuế vẫn tiếp tục tính tiền chậm nộp thì số tiền thuế nợ sẽ càng tăng lên.
Mặt khác, hiện nay số lượng người nộp thuế đăng ký mã số thuế ban đầu tại các đơn vị chi trả không có thông tin đầy đủ (địa chỉ cư trú không rõ ràng, thiếu số nhà đường phố, không có số điện thoại liên lạc...). Khi người nộp thuế có từ 2 nguồn thu nhập trở lên tự kê khai, quyết toán thuế Thu nhập cá nhân, trách nhiệm kê khai do các đại lý thuế, trách nhiệm nộp thuế do người nộp thuế, để tra cứu, liên kết các thông tin về đơn vị chi trả, đầu mối để xác định số tiền thuế nợ của các cá nhân rất mất thời gian, đặc biệt đối với người nước ngoài.
Còn theo Cục Thuế Quảng Nam, hệ thống quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên, qua mỗi lần nâng cấp khi chính sách thuế thay đổi cho phù hợp thực tế thì ứng dụng quản lý nợ (QLN) hay bị lỗi, số liệu kết xuất vào các báo cáo không chuẩn xác làm tốn nhiều thời gian và công sức cho việc thực hiện công tác nợ, ảnh hưởng đến chất lượng công tác QLN.
Cũng theo Cục thuế Quảng Nam, về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện còn lỏng lẻo, chưa có quy chế phối hợp cùng các ngành liên quan thực hiện hậu kiểm tra các doanh nghiệp ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh không khai báo, để nợ thuế. Thời gian qua, cơ quan Thuế đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để hỗ trợ thu nợ thuế, nhưng vì còn nhiều lý do khác nhau, việc phối hợp xử lý nợ thuế của các cơ quan chưa được kiên quyết.
Công tác cưỡng chế nợ thuế gặp rất nhiều khó khăn vì hầu hết các doanh nghiệp có số thuế nợ trên 90 ngày và hết thời gian gia hạn nộp thuế là các đơn vị thực sự khó khăn về tài chính, không có khả năng thanh toán... quá trình thu thập, xác minh mất nhiều thời gian dẫn đến công tác cưỡng chế nợ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Để ngăn chặn nợ thuế gia tăng trong năm 2016, cơ quan Thuế kiến nghị tiếp tục duy trì, củng cố Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp NSNN để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc đôn đốc thu thuế, chống thất thu, thu hồi nợ đọng, tăng thu ngân sách. Về phía cơ quan Thuế sẽ thực hiện rà soát, phân loại nợ, tổng hợp chính xác số tiền thuế nợ, phân tích nguyên nhân nợ của từng đối tượng nợ thuế để có giải pháp đôn đốc thu nợ hiệu quả như: Động viên, thuyết phục doanh nghiệp có kế hoạch phân chia nguồn tiền để đảm bảo vừa duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, vừa có tiền nộp nợ thuế; Tiếp tục phối hợp với cơ quan báo chí để công khai danh tính các trường hợp cố tình trây ỳ nợ thuế.