Empire777

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Vifores phát biểu tại cuộc tọa đàm. Ảnh: Diệu HoaNgày 17/4/2017, H bang xep hang bong da duc 2

【bang xep hang bong da duc 2】Lỏng lẻo trong liên kết làm giảm kim ngạch xuất khẩu gỗ

Tọa đàm về gỗ và cao su

Ông Nguyễn Tôn Quyền,ỏnglẻotrongliênkếtlàmgiảmkimngạchxuấtkhẩugỗbang xep hang bong da duc 2 Tổng thư ký Vifores phát biểu tại cuộc tọa đàm. Ảnh: Diệu Hoa

Ngày 17/4/2017, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) và Tổ chức Forest Trends tổ chức Tọa đàm "Chính sách liên kết công ty – Hộ trồng rừng: Tăng cơ hội, giảm rủi ro cho phát triển bền vững", tại Hà Nội. Tọa đàm tập trung vào chủ đề liên kết giữa công ty chế biến gỗ xuất khẩu và các hộ gia đình trồng rừng chứng chỉ (Liên kết 1) và giữa công ty cao su và các hộ góp đất trồng cao su (Liên kết 2).

Tại cuộc tọa đàm, các chuyên gia cho rằng, hiện nay trong ngành gỗ, các liên kết giữa công ty – hộ trồng rừng vẫn còn rời rạc, chủ yếu được hình thành theo hướng tự phát. Đây được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm tốc về kim ngạch xuất khẩu (XK) của ngành chế biến gỗ.

"Một trong những lý do cơ bản dẫn tới liên kết trong ngành chế chế biến gỗ vẫn còn hạn chế là do hiện ngành gỗ còn thiếu vắng giá trị cốt lõi hình thành liên kết, đó là hệ thống yếu tố lòng tin và chia sẻ lợi ích công bằng giữa các bên tham gia", ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam nói.

Dẫn chứng về các hạn chế cơ bản của ngành gỗ do thiếu liên kết, ông Nguyễn Tôn Quyền nhấn mạnh, mặc dù kim ngạch XK gỗ rất lớn và vẫn tiếp tục gia tăng, song ngành vẫn tồn tại một số vấn đề mang tính hệ thống thể hiện qua các mặt như: sử dụng lao động giá rẻ, sử dụng nguyên liệu đầu vào chiếm tỉ lệ còn cao trong cơ cấu giá thành (40-50%) với giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp. Điều này làm cho năng suất lao động của ngành thấp hơn nhiều so với năng suất lao động của ngành chế biến của các quốc gia như Thái Lan, Malaysia.

Còn theo đánh giá của ông Tô Xuân Phúc, đại diện Tổ chức Forest Trends, thiếu liên kết làm lãng phí nguồn lực trong đầu tư, đặc biệt trong khâu dự trữ nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chế biến hiện nay đều phải dự trữ nguyên liệu gỗ đầu vào. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tập trung nguồn lực tài chính rất lớn.

Thông tin từ một số doanh nghiệp cho thấy, khoảng 60-70% vốn liếng của doanh nghiệp chế biến được dành cho khâu dự trữ nguyên liệu. Khoảng 30-40% vốn liếng còn lại tập trung vào khâu từ khi đưa cây gỗ vào chế biến đến khi ra sản phẩm.

Lí do các doanh nghiệp Việt Nam phải dự trữ nguyên liệu là hiện trong ngành gỗ chưa hình các doanh nghiệp chuyên phụ trách khâu dự trữ nguyên liệu và càng chưa có liên kết giữa các doanh nghiệp kiểu này và các doanh nghiệp trong ngành chế biến.

Các chuyên gia cho rằng, để đẩy mạnh liên kết trong ngành gỗ, thể chế là một trong những điều kiện tiên quyết tạo ra sự thay đổi xã hội, bao gồm những thay đổi trong ngành chế biến gỗ.

Bên cạnh đó, ba mô hình liên kết trong ngành chế biến gỗ có tiềm năng đem lại sự thay đổi theo hướng tích cực cho ngành chế biến gỗ, bao gồm: Liên kết giữa công ty cung cấp gỗ nguyên liệu (bao gồm cả công ty nhập khẩu gỗ nguyên liệu) và công ty chế biến gỗ; Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và làng nghề; Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng./.

Phúc Nguyên

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap