您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【kqbd lorient】Giám sát hiệu quả sử dụng tài chính công, tài sản công qua hoàn thiện pháp luật kiểm toán

Empire7772025-01-10 10:49:30【Ngoại Hạng Anh】1人已围观

简介Đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm trong sử dụng nguồn vốn bổ sung cho đầu tư công Thanh tra Tài chính thực kqbd lorient

Đảm bảo hiệu quả,ámsáthiệuquảsửdụngtàichínhcôngtàisảncôngquahoànthiệnphápluậtkiểmtoákqbd lorient tiết kiệm trong sử dụng nguồn vốn bổ sung cho đầu tư công Thanh tra Tài chính thực hiện “trọng tâm, trọng điểm”, nâng cao hiệu quả công tác Ngành Tài chính tập trung hoàn thiện thể chế, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính – ngân sách
Thi công trên tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45. Ảnh minh họa: TTXVN
Hoàn thiện pháp luật kiểm toán nhằm giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Ảnh: Internet

Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) được ban hành năm 1995, hoạt động của KTNN được chi phối bằng Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) 1996, Luật Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 1995, Luật Ngân hàng Nhà nước 1997.

Kể từ khi Luật KTNN lần đầu tiên được ban hành (2005) cho đến nay, Luật KTNN đã có 2 lần được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, khẳng định đây là thiết chế có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; góp phần thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

Cùng với Luật KTNN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật NSNN, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư công… được ban hành đã quy định nhiều nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN.

Trên thực tế, việc hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa Luật KTNN và các luật chuyên ngành; bảo đảm tính độc lập hơn nữa của KTNN; bảo đảm cơ chế thực thi của kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN…

Đơn cử, liên quan đến việc đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa Luật KTNN và các luật chuyên ngành, Luật KTNN năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2019 được ban hành nhằm cụ thể hóa quy định về KTNN trong Hiến pháp năm 2013.

Tuy nhiên, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật KTNN và một số luật chuyên ngành còn chưa được đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán.

Thông qua việc nghiên cứu sâu về các luật như: Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, Luật Quản lý thuế, Luật NSNN, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng... nhiều ý kiến đề xuất các giải pháp bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa Luật KTNN và các luật chuyên ngành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán của KTNN.

Theo lãnh đạo Vụ Pháp chế (KTNN), trong bối cảnh hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn những khoảng trống pháp lý, quy định thiếu đồng bộ, việc hoàn thiện pháp luật KTNN đảm bảo theo đúng định hướng của Đảng, tuân thủ các quy định chung của Nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết.

Theo đó, KTNN cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện Luật KTNN theo hướng bảo đảm bao quát nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài sản công; bổ sung thẩm quyền của kiểm toán viên áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm tham nhũng.

Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện các văn bản để cụ thể hóa Luật KTNN, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật KTNN như: xây dựng Thông tư liên tịch trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trong phòng, chống tham nhũng; Thông tư liên tịch trong việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra đối với các vụ việc phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán và phối hợp khi tham gia tố tụng.

Cùng với đó, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế tài đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ theo quy định của Luật KTNN, nhất là thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Ban hành quy định việc truy cập, khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán; hoàn thiện và quy định đầy đủ về kiểm tra, đối chiếu các hoạt động có liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán; xây dựng quy định thực hiện nhiệm vụ trình ý kiến của KTNN để Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trọng điểm quốc gia, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách…

Đối với việc hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm cơ chế thực thi của kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN, số liệu từ cơ quan này cho thấy, năm 2023, KTNN đã quyết liệt thực hiện xử lý các kết luận, kiến nghị kiểm toán. Bên cạnh đó, với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN đã tăng đáng kể.

Tổng hợp sơ bộ kết quả đến 15/12/2023, số thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022 về xử lý tài chính là 57.060,7/71.608,4 tỷ đồng, đạt 79,76% (cùng kỳ năm trước đạt 70,61%).

很赞哦!(3549)