Empire777

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.YĐây là những đánh giá được nêu trong mộ thứ hạng của avispa fukuoka

【thứ hạng của avispa fukuoka】Lãnh đạo không gương mẫu, quy định chỉ là hình thức

XĐLI

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Y

Đây là những đánh giá được nêu trong một báo cáo chung của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam được công bố ngày 9/11,ãnhđạokhônggươngmẫuquyđịnhchỉlàhìnhthứthứ hạng của avispa fukuoka với hỗ trợ của Chính phủ Vương Quốc Anh.

Nhiều hình thức xung đột lợi ích đã trở thành thông lệ

Báo cáo "Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công – Quy định và thực tiễn ở Việt Nam" do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện cho rằng, Việt Nam có thể nâng cao liêm chính và hiệu quả của khu vực công bằng cách bổ sung quy định và pháp luật kiểm soát các hình thức xung đột lợi ích phổ biến như nhận quà biếu, ưu ái người thân, hoặc sử dụng thông tin nội bộ để trục lợi cá nhân.

Theo định nghĩa của OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development), xung đột lợi ích hay mâu thuẫn lợi ích là tình huống trong đó một cán bộ công chức, trong thẩm quyền chính thức của mình, đưa ra các quyết định hoặc có những hành động, có thể tác động tới lợi ích của cá nhân họ.

Báo cáo cho thấy, ở Việt Nam, nhiều hình thức xung đột lợi ích khác nhau ở khu vực công đã trở thành luật chơi, gây suy giảm hiệu quả và liêm chính trong các thiết chế công. Những lĩnh vực xảy ra các tình huống xung đột lợi ích phổ biến nhất là quản lý đấu thầu, cấp phép và phê duyệt dự án, bổ nhiệm và tuyển dụng.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Quản lý Châu Á – Thái Bình Dương (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, hình thức “quà tặng” cho cán bộ công chức để đạt được lợi ích cá nhân, để gửi gắm đã trở thành “luật bất thành văn”, thành “thông lệ”, theo kết quả khảo sát. “Có một số (quà tặng) là tình cảm thật,… nhưng mà ít lắm, hiếm lắm”, một cán bộ công chức nhận xét.

Trong lĩnh vực tuyển dụng, bổ nhiệm, đa số DN, người dân (xấp xỉ 70%), cho rằng yếu tố quan hệ, lợi ích vật chất là yếu tố quan trọng nhất. Ngược lại, đa số cán bộ công chức cho rằng yếu tố đào tạo và năng lực mới là yếu tố quan trọng trong việc bổ nhiệm, tuyển dụng (mặc dù khoảng 35% cán bộ công chức biết rõ các trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm người thân).

“Cơ quan em tuyển 10 người và theo sếp nói gửi gắm từ cấp vụ trở lên hơn 100 người con em trong ngành”, một cán bộ công chức cho biết. Một người khác cho biết, vấn đề bổ nhiệm cũng có tiêu chí nhưng những tiêu chí này đều đã “gọt chân cho vừa giày” nên cũng chỉ là hợp thức hóa việc cất nhắc người quen.

Tránh xung đột lợi ích phải đưa vào đạo đức công vụ

Trong khi đó, các quy định kiểm soát xung đột lợi ích chưa được thực thi nghiêm túc, báo cáo đánh giá. Hầu hết các cơ quan có xây dựng quy định trong nội bộ, nhưng việc thực thi ít, chủ yếu do 3 nguyên nhân: xử lý chưa nghiêm, lãnh đạo chưa gương mẫu, giám sát lỏng. “Lãnh đạo không làm gương nên mọi quy định chỉ là hình thức”, một cán bộ công chức cho biết.

Góp ý cho nội dung báo cáo, ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, điều quan trọng nhất là báo cáo đưa ra được khuôn khổ khái niệm rõ ràng về xung đột lợi ích. Mặc dù từ trước đến nay, đã có nhiều quy định trong luật nhưng thiếu khái niệm bao trùm là xung đột lợi ích.

“Hy vọng với báo cáo này có thể thành nhận thức xã hội, điều chỉnh hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động lập pháp, để không có việc đúng quy trình nhưng vướng cái căn bản nhất là xung đột lợi ích. Từ đó mới có chuyện cha bổ nhiệm con nhưng đúng quy trình”, ông Nguyễn Sỹ Dũng nói.

Ông cũng cho biết thêm, không phải chúng ta không có những quy định này từ xưa. 400 năm trước, chúng ta đã có Luật Hồi tỵ, theo đó không chấp nhận anh em bà con chung một nhiệm sở, không cho quan chức mua đất đai tài sản ở địa phương...

“Từ xưa, phép công đã là phạm trù đạo đức của quan chức thời phong kiến. Ông quan liêm chính phải trước hết coi phép công là trên hết, chứ không phải việc tư. Chúng ta phải trở lại với những giá trị ông cha đã theo đuổi. Tránh xung đột lợi ích phải là đòi hỏi của thiết chế đạo đức công vụ”, ông Nguyễn Sỹ Dũng đề xuất.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng chỉ ra rằng, trong báo cáo này chưa đề cập đến Quốc hội nhưng xung đột lợi ích trong đại biểu Quốc hội cũng rất lớn và ở tầm rất cao.

Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, nghiên cứu này là nỗ lực ban đầu để nhìn nhận vấn đề xung đột lợi ích ở Việt Nam. Mục tiêu là khuyến nghị các biện pháp cho Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan nhằm nâng cao nhận thức và giảm thiểu tình huống xung đột lợi ích mà công chức phải đối mặt trong công việc của mình, cải thiện chất lượng thể chế của khu vực công và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng./.

Hoàng Yến

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap