Địa phương nào dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu năm 2022?ấtkhẩunămBàihọcthànhcôkeo liverpool Kỷ lục xuất nhập khẩu năm 2022: Dấu ấn đặc biệt của Bộ Công Thương |
Vượt qua hai năm với nhiều nút thắt do dịch Covid-19, năm 2022 tiếp tục là năm bộn bề khó khăn với hoạt động xuất khẩu khi xung đột địa chính trị trên thế giới gia tăng, chuỗi cung ứng vẫn gián đoạn, sức mua tại các thị trường lớn sụt giảm… Thế nhưng kết thúc năm 2022, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã lập nên kỳ tích với kỷ lục mới được xác lập, tiếp tục là trụ cột cho tăng trưởng kinh tế. Thành công đó cho chúng ta nhiều bài học để hướng tới những kỳ tích mới trong năm 2023 và các năm tiếp theo.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu cán mốc 750 tỷ USD
Ngày 25-11 đánh dấu kỳ tích của ngành sản xuất ô tô Việt Nam khi 999 xe ô tô điện VinFast VF8 chính thức được xuất khẩu tới thị trường Mỹ. Đây là lô xe đầu tiên xuất khẩu ra thị trường quốc tế trong số 65.000 đơn đặt hàng xe điện VinFast VF8 và VF9 trên toàn cầu. VinFast dự kiến có thể xuất lô xe thứ hai sang Mỹ vào tháng 1-2023. Những chiếc VinFast VF8 sẽ chinh phục các thị trường tiếp theo như Canada và châu Âu. Mặc dù xuất khẩu ô tô của Việt Nam mới ở bước khởi đầu và còn khá nhỏ bé, nhưng điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, lĩnh vực chiếm tới gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Còn nhớ ngay từ cuối tháng 10-2022, nhiều ngành hàng đồng loạt thông báo tin vui khi đã “cầm chắc” kết quả vượt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đề ra đầu năm. Trong đó phải kể đến các ngành hàng chủ lực, là thế mạnh của Việt Nam như: Thủy sản, gạo, cà phê, da giày - túi xách, dệt may…
Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu túi xách tăng 39,4%; giày dép tăng tới 40,9% so với cùng kỳ năm 2021, với kim ngạch xuất khẩu trung bình 2,2 tỷ USD/tháng.
Tương tự là ngành thủy sản, đặt mục tiêu 10 tỷ USD nhưng mới qua 10 tháng đã đạt 9,5 tỷ USD, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là năm đầu tiên ngành thủy sản có nhiều tháng liên tiếp đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD mỗi tháng. Tổng Thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam Trương Đình Hòe cho biết, ngành thủy sản đã về đích trước hẹn so với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra là đạt 10 tỷ USD vào năm 2025. Đây có thể xem là dấu mốc quan trọng đối với ngành thủy sản nước nhà.
Dù xuất khẩu hàng hóa tháng 11-2022 có dấu hiệu chững lại, song với kết quả tích cực như vậy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022 ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước và vượt kết quả năm 2021 (668,5 tỷ USD). Đây là một kỷ lục mới, một dấu mốc mới trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước. Đặc biệt, có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có tới 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD.
Kết quả trên rất quan trọng đưa xuất khẩu tiếp tục là trụ cột của tăng trưởng kinh tế, với mức xuất siêu hơn 11,2 tỷ USD. Đặc biệt, kết quả trên đạt được trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn và biến động khó lường tác động tới kinh tế toàn cầu, trong đó có hoạt động thương mại. Những tháng đầu năm, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá phục hồi sau khi hầu hết các quốc gia khôi phục hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội sau đại dịch. Nhưng từ đầu tháng 3 đến hết năm, căng thẳng địa chính trị làm đứt gãy chuỗi cung ứng một số mặt hàng vật tư chiến lược (như xăng, dầu, khí đốt, chất bán dẫn…) và chuỗi lưu thông. Từ thời điểm giữa năm, lạm phát toàn cầu tăng cao khiến tiêu dùng của thế giới vốn đã yếu ớt sau đại dịch lại càng thu hẹp hơn. Vì thế, một số mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng lớn. Đặc biệt, kể từ quý IV-2022, nhu cầu ở các thị trường lớn của Việt Nam tiếp tục sụt giảm, đơn đặt hàng cũng giảm theo.
Thích ứng nhanh để gia tăng xuất khẩu
Trước những diễn biến chưa từng có tiền lệ, các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương đã kết nối chặt chẽ với các đơn vị ngoại giao và cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để theo dõi, cập nhật sự chuyển hướng trong chính sách kinh tế, thương mại của các nước. Đồng thời, Bộ đã theo dõi sát biến động cung cầu các mặt hàng chiến lược, kịp thời có biện pháp điều hành phù hợp, tận dụng được cơ hội về giá để sản xuất, xuất khẩu, đẩy mạnh khai thác các hiệp định thương mại tự do đã ký. Ngoài ra, Bộ hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu, tiếp tục cải cách hành chính, thuận lợi hóa thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.
Ở quý cuối năm 2022, Bộ Công Thương tiếp tục hướng dẫn các hiệp hội ngành hàng, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài chuyển hướng tiếp cận thị trường các nước châu Á - nơi ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát; bên cạnh đó, tranh thủ các nước châu Âu cắt giảm sản xuất đối với một số mặt hàng công nghiệp nặng, hóa chất, phân bón, thép... và nhiều nước hạn chế xuất khẩu lương thực, để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này.
Nhìn lại một năm hoạt động xuất khẩu thành công, có thể thấy các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt. Trong bối cảnh thế giới đứt gãy nguồn cung, gây ra thiếu hụt các loại hàng hóa, chúng ta đã mở cửa đúng lúc, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, tìm kiếm thị trường mới. Đồng thời các doanh nghiệp, ngành hàng đã tranh thủ cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, tuy hoạt động xuất khẩu của nhiều ngành hàng giảm tốc trong các tháng cuối năm, nhưng kết quả chung vẫn đạt mục tiêu đề ra.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, bài học lớn nhất là sự điều hành kịp thời của Chính phủ, sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp cùng sự hợp tác của các đối tác để giữ chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Năm 2022, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới phát huy ngày càng rõ nét vai trò thúc đẩy xuất khẩu.
Việc hết sức quan trọng là cộng đồng doanh nghiệp đã tạo được khối lượng hàng lớn, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhà nhập khẩu, tận dụng triệt để sự hỗ trợ của Nhà nước và ưu đãi của các hiệp định thương mại tự do. Chúng ta đã nhanh chóng tận dụng sự thay đổi nhu cầu đột ngột và thay đổi phương thức tiêu dùng thời đại dịch để tăng quy mô xuất khẩu. Đại dịch tạo ra lượng cầu lớn, doanh nghiệp có sức chống chịu, thích nghi cao sẽ thu được lợi ích.
Còn theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Nguyễn Cẩm Trang, bài học đầu tiên là bám sát biến động của kinh tế thế giới và trong nước, đánh giá các tác động đến sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam để chủ động ứng phó. Ngoài ra là khai thác các lợi thế của hiệp định thương mại tự do và ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động truyền thông, xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu…
Từ những kết quả đã đạt được cùng kinh nghiệm thành công, các chuyên gia lạc quan nhận định, năm 2023 và các năm tiếp theo Việt Nam sẽ tiếp tục đạt kỷ lục mới về xuất, nhập khẩu cho dù những khó khăn phía trước là không ít.