Thuật ngữ là từ,ốhóathuậtngữđịnhnghĩavàtừviếttắtcơbảnvềtiêuchuẩnđolườngchấtlượnhận dinh ngữ biểu đạt khái niệm chuyên môn trong các lĩnh vực chuyên ngành. Hầu hết mọi lĩnh vực đều xây dựng một hệ thống thuật ngữ để các chuyên gia trong ngành đó có thể giao tiếp một cách hiệu quả và thống nhất.
Đặc biệt với một lĩnh vực đặc thù, mang tính khoa học cao như tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL), công tác xây dựng và chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ được coi là một trong những bước đầu tiên và nội dung cốt yếu trong các văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật.
Công tác xây dựng thuật ngữ có thể được tiến hành ở mọi cấp độ, từ cá nhân đến tổ chức, chính phủ và cả liên chính phủ. Nói đến vấn đề tiêu chuẩn thì không thể không đề cập đến Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) - tổ chức quốc tế với sự tham gia của 167 cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia thành viên.
Đến nay, ISO đã có khoảng 22.000 tiêu chuẩn bao trùm mọi lĩnh vực, trong đó các tiêu chuẩn về thuật ngữ của ISO đã trở thành nền tảng cho hoạt động nghiên cứu xây dựng xây dựng tiêu chuẩn liên quan cũng như hoạt động sản xuất và dịch vụ trong thực tế. Bên cạnh ISO, Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cũng là hai cơ quan tiên phong trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực điện-điện tử và công nghệ thông tin-truyền thông (ICT) của thế giới.
Ngoài các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, các tổ chức kỹ thuật chuyên ngành cũng xây dựng các bộ tiêu chuẩn riêng về thuật ngữ và được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Ví dụ: “Từ vựng chiếu sáng quốc tế” do Ủy ban Chiếu sáng quốc tế (CIE) xây dựng, “Tài liệu chú giải thuật ngữ an toàn” của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), “Quy định kĩ thuật chung” của Tổ chức Mã số Mã vạch Quốc tế (GS1)…
Tại Việt Nam với tỉ lệ hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế đạt hơn 60%, việc chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ về cơ bản được thực hiện trên cơ sở tham khảo hoặc chấp nhận hoàn toàn các tiêu chuẩn quốc tế về thuật ngữ. Ví dụ: TCVN ISO/IEC 17000:2007 Đánh giá sự phù hợp – Từ vựng và các nguyên tắc chung được xây dựng hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 17000:2004, TCVN 12850:2019 Truy xuất nguồn gốc – Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc được xây dựng trên cơ sở tham khảo Tiêu chuẩn Truy xuất nguồn gốc Toàn cầu của GS1 (Phiên bản 2.0)…
Tuy nhiên, dù đã được quy định khá đầy đủ, các tài liệu trong nước liên quan đến thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt về TCĐLCL chỉ đang được quy định ở từng lĩnh vực riêng lẻ, chưa được hệ thống hóa và hầu hết vẫn trên ở bản giấy, gây khó khăn cho việc tiếp cận cũng như tra cứu.
Với vai trò là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TCĐLCL, Tổng cục TCĐLCL thường xuyên phải sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt trong các lĩnh vực này, nhất là các đơn vị làm công tác nghiên cứu và các ban kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn.
Ngoài ra, với mức độ thông dụng của mình, các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt trong lĩnh vực TCĐLCL cũng được sử dụng một cách thường xuyên tại các Bộ quản lý sản phẩm chuyên ngành, tổ chức nghề nghiệp, các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận để hiểu đúng các thuật ngữ và định nghĩa đó, dẫn đến một số trường hợp có cách hiểu khác nhau, cách dịch khác nhau gây khó hiểu cho người dùng hoặc mâu thuẫn với các văn bản quy định chính thống.
Để tạo thuận lợi cho việc thống nhất cách hiểu, cách sử dụng cũng như công tác tra cứu, việc tổng hợp, biên soạn một tài liệu chuẩn và thực hiện số hóa các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt trong lĩnh vực TCĐLCL Anh - Việt dưới dạng một cơ sở dữ liệu trực tuyến là hết sức cần thiết. Việc số hóa trên cũng là xu hướng rất yếu trong bối cảnh cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay và hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (Nghị định số 64/2007/NĐ-CP) và xây dựng Chính phủ điện tử. Nhiệm vụ KH&CN “Nghiên cứu, tổng hợp, biên soạn các thuật ngữ, định nghĩa, từ viết tắt về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng và số hóa dữ liệu lên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngˮ đã được triển khai.
Triển khai nhiệm vụ trên, nhóm nghiên cứu thực hiện hai bước chính: (1) Tổng hợp, xây dựng danh mục thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt cơ bản trong lĩnh vực TCĐLCL, (2) xây dựng mô-đun tra cứu thuật ngữ có thể gắn trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục TCĐLCL và thực hiện số hóa danh mục lên mô-đun tra cứu. Nhóm nghiên cứu đã rà soát các khái niệm cơ bản trong phạm vi nghiên cứu của nhiệm vụ bao gồm: thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt.