【lịch thi đấu uefa】Chủ động phòng chống thiên tai

BP - Từ đầu năm đến nay đã có mưa trái mùa diễn ra trên diện rộng,ủđộngphogravengchốlịch thi đấu uefa tập trung ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ. Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, những ngày tới sẽ lại tiếp tục có mưa trái mùa, xen kẽ nắng nóng. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước, từ tháng 2-2018 đến nay đã phải hứng chịu một số cơn mưa trái mùa kèm theo gió lốc, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho người dân. Đặc biệt là trong những ngày 22-2, 16-3 và 20-3, trên địa bàn các huyện Bù Đăng, Phú Riềng, Lộc Ninh và Bù Đốp mưa lớn kèm theo lốc xoáy mạnh đã làm hàng ngàn trụ tiêu, cây cao su, điều bị gãy đổ và hàng chục căn nhà bị sập, tốc mái.

Từ diễn biến thiên tai phức tạp những năm gần đây và nhất là trong năm 2017, các chuyên gia cho rằng, tính bất thường, trái quy luật của thiên nhiên ngày càng nghiêm trọng hơn cả về cường độ và tần suất. Đó là, mưa đặc biệt lớn, trong đó có mưa cục bộ ở nhiều khu vực vượt mốc lịch sử. Mưa trái mùa ở một số khu vực, như mưa sớm hơn và mưa muộn cuối vụ sau khi các hồ chứa đã tích đầy nước. Bão lớn trên cấp 11-12 cũng thường xuyên xảy ra, trái quy luật kể cả về thời gian hình thành và khu vực đổ bộ. Lũ lớn cũng diễn ra thường xuyên, có thể xảy ra ngay từ đầu năm và kéo dài đến cuối năm... Từ đó cho thấy, thiên tai hiện nay với những yếu tố hết sức cực đoan, bất thường và khó dự báo. Vì vậy, công tác phòng, chống, ứng phó với những hiện tượng bất thường của thời tiết phải được mọi người đặt lên hàng đầu. 

Đối với tỉnh Bình Phước, để giảm thiểu thiệt hại do mưa giông, lốc xoáy trái mùa gây ra và nhất là trong thời điểm chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, ngành và chính quyền các cấp tuyên truyền sâu rộng để nhân dân chủ động ứng phó với những hiện tượng cực đoan của thời tiết, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Người dân cần thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết trên các kênh truyền thông, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ và thông báo từ các bản tin địa phương để kịp thời có biện pháp phòng tránh, ứng phó hiệu quả. Khi có hiện tượng thời tiết chuyển xấu, mưa giông, gió mạnh... người dân không nên tham gia giao thông. Các vùng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng thiên tai cần thường xuyên kiểm tra, tu sửa nhà cửa, bảo vệ tốt các công trình công cộng nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại khi có sự cố thiên tai xảy ra. Đối với những hộ có nhà cạnh cây to nên chặt, tỉa cành khô gần nhà, đề phòng sấm sét. Hằng ngày người dân nên kiểm tra hệ thống đường dây điện từ ngoài vào nhà, gia cố chuồng trại chăn nuôi, bảo đảm an toàn cho người và gia súc. Khi trời mưa lớn kèm theo giông, sét, lốc xoáy cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, tìm nơi trú ẩn tại các nhà kiên cố, không nên núp dưới tán cây, cột điện, tránh tiếp xúc với những vật dụng bằng kim loại và trong nhà phải ngắt các thiết bị điện. Đối với các vườn tiêu, không nên để trụ tiêu quá cao, cần gia cố, chằng buộc trụ tiêu để đảm bảo an toàn khi thời tiết chuyển mưa giông, gió lốc.

Nước ta là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì vậy mỗi người dân phải luôn cảnh giác, đề phòng và chủ động ứng phó với mọi tình huống thiên tai để hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại về tính mạng và tài sản. Nếu việc chủ động phòng, chống và ứng phó với các hiện tượng thiên tai được thực hiện tốt sẽ hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời bảo vệ tài sản Nhà nước và môi trường sống của nhân dân một cách hữu hiệu nhất.          

Thanh Hà