Bộ GTVT mới giải ngân được 90,ảinỗilogiảingâkèo champions league3% vốn đầu tư năm 2018 | |
TTCK 26/12: Quan sát thị trường trước khi nghĩ đến các quyết định giải ngân | |
11 tháng, vẫn có bộ, ngành, địa phương chưa giải ngân vốn nước ngoài |
Tỷ lệ giải ngân sụt giảm
Nếu trước đây, Việt Nam từng lao đao vì nỗi lo thiếu vốn, không có tiền đầu tư thúc đẩy tăng trưởng thì những năm trở lại đây, chúng ta lại phải đối diện với một thực trạng khá trớ trêu rằng “vốn thì có nhưng lại khó tiêu”. Bằng chứng là 394,2 nghìn tỷ đồng trong số 399,7 nghìn tỷ đồng Quốc hội phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN cả trong nước và ngoài nước đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định giao 100% đến “tay” các đơn vị. Song, kết thúc ngày cuối cùng của tháng 12/2018, Kho bạc Nhà nước mới chỉ ghi nhận con số giải ngân vốn đầu tư ở mức 276,6 nghìn tỷ đồng, tức là chưa tới 70% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 70,16% con số Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, giải ngân vốn xây dựng cơ bản tập trung là 224,2 nghìn tỷ đồng, tương ứng đạt 73,7% kế hoạch. Vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân đạt 18,2 nghìn tỷ đồng; bằng 36,9% kế hoạch. Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân được gần 31,4 nghìn tỷ đồng, đạt 79,2% kế hoạch. Còn lại các nguồn vốn khác giải ngân 2,8 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 49,1% kế hoạch.
Năm 2018, tỷ lệ giải ngân mới chỉ đạt chưa tới 70% so với kế hoạch Quốc hội giao Ảnh: ST |
Tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn ngoài nước cũng không “khá khẩm” hơn là mấy khi chỉ chạm tới con số 23,9 nghìn tỷ đồng, đạt 39,61% kế hoạch Quốc hội giao và 43,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Bên cạnh 3 bộ, ngành và 8 địa phương nỗ lực giải ngân được trên 90% kế hoạch vẫn còn tới 25/56 bộ, ngành Trung ương và 17/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân cả năm dưới mức bình quân chung cả nước. Đặc biệt, còn 14 bộ, ngành trung ương và 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 50%, trong đó Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Tổng công ty Thuốc lá không giải ngân được đồng nào. Ông Lê Tuấn Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết, về phía Bộ Tài chính với vai trò được giao là cơ quan quản lý thanh toán vốn đầu tư, trong quá trình điều hành ngân sách đã luôn chủ động tổng hợp, nắm bắt tình hình, bám sát tiến độ giải ngân vốn đầu tư các dự án, tích cực tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị những giải pháp tháo gỡ kịp thời. Đối với cơ chế quản lý giải ngân hiện nay đã được sửa đổi, đơn giản tối đa về trình tự, thủ tục, thời gian. Các vướng mắc từ các bộ, địa phương gửi về Bộ Tài chính được nghiên cứu trả lời ngay.
Tuy vậy, những con số thống kê nói trên vẫn cho thấy việc giải ngân các nguồn vốn năm 2018 quá thấp, thậm chí vốn trong nước thấp hơn 10% và vốn nước ngoài gần 20% so với tỷ lệ giải ngân của cùng kỳ năm 2017. Khó khăn dĩ nhiên là vẫn tồn tại.
Rà soát của Vụ Đầu tư chỉ ra rằng nhiều vướng mắc tồn tại đã nhiều tháng song chưa được giải quyết dứt điểm liên quan đến giải phóng mặt bằng; thủ tục điều chỉnh hạng mục, điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; do ảnh hưởng của địa hình phức tạp, thời tiết; năng lực của một số nhà thầu chưa đảm bảo; các dự án chuyển tiếp đang triển khai thi công chưa nghiệm thu khối lượng hoàn thành để giải ngân thanh toán vốn. Bên cạnh đó, một số dự án sử dụng vốn trong nước chuyển tiếp vẫn chưa hoàn thành hoặc vừa mới hoàn thành việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh thiết kế... Việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ chưa sát với khả năng giải ngân của các bộ, ngành, địa phương dẫn đến kế hoạch vốn lớn, không phù hợp với tiến độ triển khai dự án. Một số dự án sử dụng vốn ngoài nước vẫn đang tạm dừng thực hiện để điều chỉnh tổng mức đầu tư, chủ trương đầu tư, đánh giá lại hiệu quả như Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam; Dự án Đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Tham Lương,… Tất cả đều là những lý do khách quan dẫn đến giải ngân chậm.
Đơn giản thủ tục, xử nghiêm vi phạm
Đề xuất giải pháp, đại diện Kho bạc Nhà nước cho biết đã đề xuất Bộ Tài chính trình Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung sửa đổi các vướng mắc về cơ chế chính sách quy định tại Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn…, nhằm tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án triển khai theo đúng tiến độ với chất lượng cao… Bên cạnh đó, kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, có cơ chế giám sát kết quả, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu từng bộ phận, trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức để khắc phục trong thời gian tới.
Còn theo quan điểm của TS. Vũ Đình Ánh, cần kiên quyết loại bỏ các dự án đầu tư công kém hiệu quả; tiếp tục cải cách thủ tục quản lý đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những chủ đầu tư dự án tốt đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đi đôi với giải ngân vốn kịp thời theo đúng tiến độ, giảm thiểu những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp. Đồng thời, Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành trung ương và địa phương nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công một cách hiệu quả với quy trình xét duyệt, phê chuẩn và giải ngân vốn dự án đầu tư công rõ ràng, gọn nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả, chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư công.
Về lâu dài, Chính phủ đang trình Quốc hội dự án sửa đổi Luật Đầu tư công với nhiều cải tiến. Phát biểu về vấn đề này tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh, quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là phải thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư công, đảm bảo gắn tái cơ cấu đầu tư công với tái cơ cấu về thu, chi ngân sách. Đồng thời, phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền gắn với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cơ quan có liên quan đặc biệt đối với địa phương và các bộ, ngành, cố gắng đơn giản nhất các thủ tục, không làm phát sinh những thủ tục mới; tăng cường kỷ luật, kỷ cương về ngân sách, tăng cường công tác hậu kiểm, đảm bảo công khai, minh bạch, giám sát chặt chẽ, có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ chỉ đạo rà soát để quy định cụ thể, rõ ràng hơn trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong từng khâu của quá trình thực hiện các dự án đầu tư công. Với những định hướng rõ ràng đó, chúng ta có niềm tin rằng việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ năm 2019 trở đi sẽ khởi sắc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đạt được những con số đẹp hơn nữa.