Giữa cao điểm dịch Covid-19,ựsốngtừquyếtđịnhtáobạoChiađôimáyECMOchobệnhnhâkết quả na uy ngày 6/8, Trung tâm điều trị Covid-19 (Bệnh viện 175, TP.HCM) tiếp nhận sản phụ Ngọc Hoài, 33 tuổi. Bệnh nhân vừa sinh con tại Bệnh viện Từ Dũ, suy hô hấp vì Covid-19.
Ê-kíp các bác sĩ Bệnh viện 175 và bệnh nhân được chia đôi ECMO. Ảnh: BVCC
“Thời điểm đó, việc điều trị Covid-19 còn khó khăn, rất nhiều ca nặng. Các chỉ số của sản phụ cho thấy, nếu không can thiệp ECMO, chắc chắn sẽ tử vong”, Thiếu tá, bác sĩ Diệp Hồng Kháng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, khẳng định.
Khi đó, Trung tâm chỉ có 2 máy ECMO sử dụng cho 2 bệnh nhân Covid-19 khác. Tình trạng thiếu thốn trang thiết bị y tế trong cao điểm dịch đã hạn chế hiệu quả điều trị.
“Bí lắm rồi, phải làm sao cả ba bệnh nhân đều được chạy ECMO để sống? Lương tâm bác sĩ, lương tâm người lính buộc chúng tôi phải đấu tranh, phải tận dụng tất cả những gì có sẵn”, Thượng úy, bác sĩ Nguyễn Cảnh Chung trăn trở.
Sáng kiến táo bạo chia đôi máy ECMO được tính đến. Trung tâm nhanh chóng tham khảo ý kiến các chuyên gia từ Bộ Y tế, Bệnh viện Chợ Rẫy, các kỹ sư.
Ngay sau khi được đồng ý triển khai, các bác sĩ Trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện 175 bước vào công việc chưa từng có trong tiền lệ.
Tối 8/8, từ 20h15 đến 21h, ê-kíp hoàn thành việc kết nối ECMO thành công cho người bệnh. Đó là khoảng thời gian dài dằng dặc và vô cùng cẩn trọng của ê-kíp.
Các chỉ số huyết động và oxy hóa máu cải thiện rõ rệt. “Vỡ òa, vì mình đã thành công”, các bác sĩ nhớ lại cảm xúc khi đó.
Thượng tá Vũ Đình Ân, Phó Giám đốc Trung tâm điều trị Covid-19 cho biết, các bác sĩ vô cùng trăn trở, lo lắng giữa tính mạng bệnh nhân và sự thiếu thốn trang thiết bị. Ý tưởng chia đôi ECMO phát sinh trong khó khăn, thúc giục các bác sĩ đấu tranh cho tính mạng người bệnh. “Phải làm!”, bác sĩ Ân quyết định.
Việc kết nối ECMO cho 2 người bệnh Covid-19 đã là một kỳ tích. Nhưng việc theo dõi sau đó để kiểm soát tình hình còn gian nan hơn.
Sản phụ đối mặt với nhiều biến cố trong gần 2 tháng điều trị tại Trung tâm vì rối loạn đông máu, nhiễm trùng, viêm phổi nặng, chảy máu ổ bụng.
Đại úy Phạm Tấn Đạt, Phó chủ nhiệm khoa Hồi sức tích cực, cho biết, có những lúc chính họ tưởng như phải buông xuôi.
“Lần phẫu thuật đầu tiên, sản phụ mất 3 lít máu trong ổ bụng, chúng tôi mất hơn 1 tiếng đồng hồ tìm điểm chảy máu. Sau đó lại thêm 2 lần mổ nữa. Vừa chạy ECMO, vừa phẫu thuật.
Có những lúc chúng tôi huy động toàn bộ máu của bệnh viện nhưng không đủ, phải xin thêm máu và các chế phẩm khác”, Đại úy Phạm Tấn Đạt nhớ lại khoảng thời gian khó khăn nhất.
Các sản phụ dùng chung máy ECMO bên bác sĩ đã cứu sống mình. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ đã dốc đến 300% sức lực để giành giật lại mạng sống cho bệnh nhân. Sau 45 ngày chạy ECMO, cô đã được cai máy. Trong đó có 18 ngày phải dùng chung thiết bị này với bệnh nhân Covid-19 khác.
“Đây là trường hợp thực sự đặc biệt. Em Hoài chỉ có 1% hi vọng thôi, nhưng chúng tôi đã thành công”, bác sĩ Đạt tự hào.
Chị Ngọc Hoài, người đã đi qua sự khốc liệt của Covid-19, nhớ lại: “Có nhiều lúc em mệt mỏi lắm, em muốn buông xuôi. Nhưng vì con và nhờ các bác sĩ, em cố gắng. Như chết đi sống lại vậy”.
Mới đây, Bệnh viện 175 đã hội ngộ cùng các bệnh nhân phải chia đôi máy ECMO giữa đại dịch.
“Được như ngày hôm nay, em hạnh phúc quá. Cứ ngỡ mình mới nằm viện 10 ngày thôi, nhưng con em đã được 2 tháng tuổi rồi. Lúc đó mới biết, 2 tháng trời đã trôi qua. Em biết ơn các bác sĩ”, bệnh nhân Ngọc Hoài chia sẻ.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Linh Giao
Trong chương trình giao lưu trực tuyến do báo VietNamNet tổ chức, 3 vị khách mời chia sẻ về nỗ lực không mệt mỏi, những sự hy sinh của các y bác sĩ tham gia chống dịch ở miền Nam.