【tỷ lệ kèo bd tv】Cổ phiếu đầu cơ trồi sụt – hàng loạt bẫy tăng giá giăng sẵn?
Tiền không đủ đỡ
Cảm nhận rõ nhất đối với các cổ phiếu đầu cơ trong phiên tăng thứ 2 liên tục,ổphiếuđầucơtrồisụt–hàngloạtbẫytănggiágiăngsẵtỷ lệ kèo bd tv là dòng tiền đã không thể duy trì được sức mạnh cần thiết. Dĩ nhiên vẫn có vài mã đi ngược xu hướng chung, nhưng mức độ phân hóa về giá ở những cổ phiếu này là rất sâu sắc.
Hãy nhìn vào FLC, cổ phiếu có vài triệu đơn vị mua trần hôm qua, hôm nay bắt đầu phải gánh chịu áp lực cắt lỗ và chốt lời mạnh. FLC luôn gây ấn tượng mạnh về nguồn lực đánh lên không biết mệt mỏi, lúc “cần thiết” sẵn sàng có tới cả trăm tỷ đồng mua vào. Hôm nay FLC vẫn tăng giá, lúc đóng cửa đạt 9.600 đồng, trên tham chiếu 2,13%.
Thanh khoản đã sụt giảm khoảng một phần ba so với hôm qua. Sau những phút đầu phiên với một lượng vốn “mồi” lớn, FLC tăng vọt lên 9.900 đồng, sát giá trần. Về mặt kỹ thuật, FLC có khối lượng gần 9,6 triệu cổ phiếu bắt đáy sớm ngày 30/12 về tài khoản với giá cao nhất 9.500 đồng và thấp nhất là 8.800 đồng. Như vậy cú đẩy giá sớm đã giúp khối lượng hàng này từ lỗ chuyển thành lãi với mức tối đa là hơn 12%, một mức hời lớn và bất ngờ vì mới hôm qua thôi, hàng triệu cổ phiếu này còn mong hòa vốn.
Chính vì vậy khối lượng bán ra ở FLC tăng mạnh khi giá lên vùng rất cao trong phiên. Khoảng 5,1 triệu cổ phiếu đã được bán ra hôm nay với mức thấp nhất 9.500 đồng, tức là từ hòa đến lỗ nhẹ cho các giao dịch rủi ro nhất. FLC bị ép từ mức 9.900 đồng còn 9.600 đồng lúc đóng cửa. Đối với nhà đầu tư mua vào hôm nay, tạm thời mức lỗ ngay trong phiên khoảng 3%. Khoảng 49,3 tỷ đồng chấp nhận mua khớp được với FLC hôm nay đã thấp hơn rất nhiều hàng trăm tỷ đồng kẹt trên giá 10.000 đồng.
Một cái bẫy lớn hơn nhiều xuất hiện ở PVX. Đầu phiên cổ phiếu này cũng được tận dụng quán tính tăng giá của phiên trước, đẩy lên kịch trần. Đây là những giao dịch rất mạo hiểm vì ai cũng nhìn thấy nguy cơ lớn từ hơn 22 triệu cổ phiếu kẹt tại đỉnh ngày 26/12 của PVX đang mong mỏi được “cứu”. Một số rất lớn nhà đầu tư mua hôm đó đã trải qua những phiên đầy lo lắng khi giá sụt giảm sàn liên tục. Đột nhiên cơ hội thứ hai mở ra, chắc chắn rất ít nhà đầu tư từ chối.
PVX bị xả rất mạnh trong buổi sáng và sang chiều, lực cầu đã không còn đủ mạnh để nâng đỡ. Từ giá trần 3.600 đồng PVX sụt giảm xuống 3.200 đồng. Như vậy hơn 1 triệu cổ phiếu “cắm đầu” giao dịch giá trần sáng nay đã lỗ ngay hơn 12% chỉ trong vài giờ đồng hồ. Tổng cộng khoảng 15,5 triệu PVX được giao dịch hôm nay, vẫn còn thấp hơn lượng đang kẹt tại đỉnh.
Khá nhiều bẫy tăng giá đã giăng ra ở các cổ phiếu đầu cơ khác như VHG, từ 7.800 đồng chỉ còn 7.600 đồng. HAR từ 8.600 đồng về 8.300 đồng. PFL hôm nay giảm về sát sàn, còn 2.800 đồng trong khi hôm qua còn rất nhiều nhà đầu cơ đua giá mua ở 3.000 đồng, tương đương mất khoảng 6,7%. LGL, TDC, PXL, VNH, CLG, BGM… cũng trong tình trạng tương tự.
Một số cổ phiếu vẫn duy trì được mức tăng mạnh sang phiên hôm nay là TYA, ITD, MCG, DLG, SHN, PVA, NVC, PSG… Các cổ phiếu đầu cơ nhỏ có sự phân hóa về giá cho thấy khó có thể xuất hiện một sóng tăng giá chung ở nhóm này. Dòng tiền không đủ mạnh để tạo sóng trên diện rộng mà có lẽ sẽ nhằm vào những cổ phiếu cụ thể. Do đó mức độ rủi ro nhìn chung ở nhóm này là cao khi chọn nhầm địa chỉ.
Top 5 giao dịch NĐTNN | ||
|
Thanh khoản thấp nhất trong 9 tuần
Mức sụt giảm thanh khoản trong phiên hôm nay tiếp tục thể hiện tâm lý thận trọng trong tuần đầu tiên của năm mới. Tổng giá trị khớp lệnh thị trường chỉ đạt 950,3 tỷ đồng, giảm thêm 4% so với phiên trước. Đây là mức giao dịch kém nhất trong vòng 9 tuần, kể từ đầu tháng 11/2013.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh khoản kém cũng không có gì mới hơn phiên trước, chỉ là tâm lý thận trọng hơn. Dòng tiền suy yếu ở tất cả các nhóm cổ phiếu, từ các mã đầu cơ nhỏ như đã nói ở trên, tới các blue-chips lớn. Thanh khoản giảm đi không hàm ý về mức biến động giá mạnh, nhưng chắc chắn có ảnh hưởng từ tâm lý.
Ngay bản thân các blue-chips cũng có sự phân hóa về giá, tiếp tục khẳng định dòng tiền chỉ đủ duy trì một tình trạng giá ở những cổ phiếu nhất định, khó tạo được sức nâng đỡ lan tỏa ở tất cả các mã. Trong nhóm HSX30, BVH, CSM, DRC, HAG, HPG, HSG, REE, STB, VCB là những cổ phiếu đạt thanh khoản tương đối tốt và giá còn tăng rõ rệt. Ngược lại CTG, FPT, GMD, MSN, OGC, PET, PVD, PVT điều chỉnh với thanh khoản yếu.
Cũng có một nguyên nhân tương đồng với hôm qua, là nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa quay lại giao dịch bình thường. HSX hôm nay chỉ được khối này mua vào chưa tới 40 tỷ đồng giá trị, thấp nhất kể từ đầu tháng 11 năm ngoái.
Nhìn vào trạng thái giao dịch thì khối ngoại vẫn duy trì mức mua ròng nhẹ khoảng 20,5 tỷ đồng. Tuy nhiên vài chục tỷ đồng mua vào so với toàn thị trường là một con số rất nhỏ. Ngay cả ở những cổ phiếu được mua khá lớn phiên này như CII, HPG, PVD, VCB, GAS cũng không đủ sức tạo một mức độ chênh lệch cung cầu đủ lớn để tác động lên giá. VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần tăng nhẹ 0,17%, HNX-Index tăng 0,06% là một kết cục khá may mắn khi dòng tiền vào yếu như vậy.
HSX | HNX | ||
Giá trị khớp lệnh | Khối lượng khớp lệnh | Giá trị khớp lệnh | Khối lượng khớp lệnh |
686,6 tỷ đồng (-6%) | 50,1 triệu đơn vị (-9%) | 263,7 tỷ đồng (+1%) | 40,6 triệu đơn vị (+24%) |
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn) | HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn) |
CSM (79,2) – (10,6%) | PVX (51,8) – (20%) |
FLC (49,3) – (7,2%) | PVS (24,3) – (8,8%) |
TCM (23,7) – (3,5%) | FIT (22,4) – (8,5%) |
HAG (23) – (3,3%) | SCR (19,2) – (7,3%) |
OGC (22,5) – (3,2%) | KLF (17,6) – (6,7%) |
Khánh Nhi