【xem truc tiêp bong da】Giải ngân vốn nước ngoài khó hoàn thành kế hoạch
Do đó,ảingânvốnnướcngoàikhóhoànthànhkếhoạxem truc tiêp bong da trong kiến nghị mới đây, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, trình Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài năm 2018, bởi trong khi nhiều dự án chậm giải ngân thì vẫn có những dự án có khả năng hoàn thành trong năm và đang bị thiếu vốn.
11 tháng, vẫn có bộ, ngành, địa phương chưa giải ngân
Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2018, giải ngân vốn nước ngoài được hơn 21.243 tỷ đồng; đạt 35,25% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 38,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều cùng kỳ năm 2017, đạt 55,36% kế hoạch Quốc hội giao và 57,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Giải ngân vốn nước ngoài thấp có nhiều bộ, ngành, địa phương như: Hải Dương chưa giải ngân được đồng vốn nào; Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam giải ngân không đáng kể, mới đạt 0,08% kế hoạch vốn; Bộ Y tế mới giải ngân đạt khoảng 10% kế hoạch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải ngân 7,07% kế hoạch; Vĩnh Phúc 13,6%. Một số bộ, ngành, địa phương giải ngân vốn nước ngoài đạt khá như: Hải Phòng đạt 95%; Lạng Sơn đạt 93%; Tuyên Quang đạt 79,41%.
Qua tổng kết từ phía các bộ, ngành, địa phương cho thấy, nguyên nhân giải ngân vốn chậm có nhiều, từ cơ chế cho đến giao kế hoạch vốn chưa phù hợp và các vướng mắc từ phía dự án. Một số dự án không giải ngân được là do đang tạm dừng thực hiện để điều chỉnh tổng mức đầu tư, chủ trương đầu tư, đánh giá lại hiệu quả, như dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam; dự án Đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Tham Lương. Có những dự án giao kế hoạch vốn chưa phù hợp, kế hoạch vốn lớn, không phù hợp với tiến độ triển khai (dự án Phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị). Có dự án phải phân kỳ lại đầu tư và điều chỉnh tổng mức đầu tư lớn, hiện chưa hoàn thành các thủ tục trong nước, chưa thể thực hiện nhưng vẫn được giao kế hoạch vốn (dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, giai đoạn 1 - phần thực hiện dự án)…
Sớm điều chỉnh vốn để chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu
Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho phép điều chỉnh tăng dự toán chi đầu tư phát triển nguồn vốn nước ngoài năm 2018 là 266,086 tỷ đồng để bổ sung dự toán cho các dự án ODA đang thiếu vốn năm 2018. Vì vậy, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài năm 2018 theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 10140/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về việc đẩy mạnh việc thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công năm 2018.
Bởi trên thực tế, trong khi nhiều dự án chưa giải ngân đồng vốn nào thì có những dự án có khả năng hoàn thành trong năm nhưng lại đang thiếu vốn. Việc điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu sẽ góp phần đẩy nhanh việc giải ngân vốn vay nước ngoài.
Chỉ tính riêng trường hợp của Bộ Y tế, giải ngân vốn nước ngoài (vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, không bao gồm vốn nước ngoài giải ngân theo cơ chế tài chính trong nước) đạt 272,16/2.650 tỷ đồng (đạt 10,2% kế hoạch). Trong 12 dự án thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn vốn nước ngoài 2016 - 2020 do Bộ Y tế triển khai có 2 dự án hiện nay đang chậm tiến độ. Bộ Y tế đã rà soát và tổng hợp nhu cầu giải ngân vốn năm 2018 của các dự án, trong đó đã đề nghị điều chỉnh giảm hơn 2 tỷ đồng đối với dự án nguồn vốn nước ngoài để phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch sau điều chỉnh.
Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, kiến nghị đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại biểu Quốc hội đã nêu nhiều dự án dang dở (trong đó có vốn ODA) nhưng thiếu vốn nên không thể triển khai. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nhu cầu đầu tư đang rất lớn trong khi nguồn ngân sách có hạn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ trình Quốc hội cho phép điều chỉnh tổng mức ODA, thêm 60 nghìn tỷ đồng để bù đắp cho những dự án mới ký hiệp định và đã có chủ trương để đủ vốn cho các dự án này thực hiện trong thời gian tới. Việc Quốc hội cho phép bổ sung kế hoạch vốn ngoài nước khoảng 60 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở điều chỉnh giảm tương ứng nguồn vốn trái phiếu chính phủ (đang giải ngân chậm), khi nhu cầu vốn ODA ở nhiều bộ, ngành, địa phương là rất cần, sẽ góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, tận dụng nguồn vốn ngoài nước.
Theo đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, quyết định điều chuyển vốn nêu trên ngoài việc tăng hiệu quả sử dụng vốn, còn góp phần giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương ngân sách. Thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công bằng các thủ tục đơn giản và giao trách nhiệm, cụ thể cho người ra quyết định đầu tư; trong phân bổ vốn cũng phải lưu ý thứ tự ưu tiên để đồng vốn đi vào các dự án mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội, thúc đẩy tăng trưởng.
Minh Anh