Các nữ vận động viên bóng chuyền các trường đại học cũng rất “lăn xả” ở các trận đấu
Sôi động
Chỉ chưa đầy 3 tuần,ôiđộngbóngchuyềncáctrườngđạihọkq u20 việt nam nhà thi đấu Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Huế chứng kiến những màn lăn xả của hàng trăm vận động viên ở 2 giải bóng chuyền từ các trường đại học của Huế. Nếu giải bóng chuyền Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Huế năm 2022 (ngày 22 - 29/10) khởi tranh với 19 đội bóng chuyền nam, nữ thì ở một giải đối tượng hẹp hơn là giải bóng chuyền viên chức, người lao động Đại học Huế (10 - 17/11) cũng có đến 14 đội bóng chuyền nam, nữ tham gia.
Không quá khi nói sau bóng đá thì bóng chuyền đang là môn thể thao có sức hút bậc nhất ở các trường đại học. Ở các giải đấu vừa qua, trên sân thi đấu không chỉ là những sinh viên tuổi đôi mươi mà nhiều vận động viên U50 cũng góp mặt. Xem những kỹ thuật chắn bóng, đập bóng, các vị trí chơi đặc thù và cấu trúc chơi phòng thủ, tấn công của các đội, có thể khẳng định phần nào tính chuyên nghiệp được tạo ra bởi sự tập luyện rất kỹ.
Ông Lê Ngọc Tư, nguyên Trưởng phòng Quản lý Thể dục thể thao, Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, xét từ sau thời điểm chia tỉnh Bình Trị Thiên đến nay, Thừa Thiên Huế không có đội tuyển bóng chuyền chuyên nghiệp tham gia các giải lớn quốc gia, nhưng phong trào tập luyện bóng chuyền ở các huyện vùng cao Nam Đông, A Lưới và đặc biệt ở khối các trường đại học vẫn khá sôi nổi. Tận dụng hệ thống cơ sở vật chất sẵn có, nhiều đơn vị thành lập các đội, nhóm, câu lạc bộ tập luyện và tổ chức giải, duy trì thành các giải truyền thống.
Trao cờ lưu niệm cho các đoàn vận động viên bóng chuyền
Bỏ qua hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 thì giải bóng chuyền Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Huế đến nay đã tròn 25 lần tổ chức. Còn với giải bóng chuyền viên chức, người lao động Đại học Huế, năm nay cũng đã bước sang mùa thứ 10. Ngoài hai giải lớn của khối các trường đại học vừa kể, tại từng đơn vị, hệ thống giải thể thao được thiết lập mà giải bóng chuyền cũng đã trở thành một giải truyền thống.
Đại diện Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế nhớ lại, đã từ rất lâu, khoảng hơn 20 năm về trước, giải bóng chuyền của nhà trường được hình thành và duy trì một cách sôi động. Hơn 20 đội bóng chuyền nam, nữ với khoảng gần 300 vận động viên mỗi năm đều tạo ra một bầu không khí thể thao hấp dẫn. Điểm đáng nói là từng thế hệ sinh viên có thể ra trường, nhưng chất lượng chuyên môn từ giải đấu thì được giữ lại, thậm chí nâng cao nhờ quá trình tập luyện thường xuyên, liên tục và chuẩn bị kỹ cho các giải đấu. Cũng nhờ thế, mỗi giải đều hứa hẹn đem lại nhiều trận đấu gay cấn, hấp dẫn.
Gắn kết & lan tỏa
Phát triển thể dục thể thao nói chung, thể dục thể thao quần chúng nói riêng luôn là chủ trương lớn, là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần phát huy nhân tố con người, xây dựng nguồn lực xã hội. Cùng với mục tiêu tăng cường, bảo vệ sức khỏe cá nhân, cộng đồng và xã hội, thể dục thể thao còn là một trong những nhiệm vụ, giải pháp nhằm thu hút mọi người, tạo nên sự gắn kết và hỗ trợ xã hội hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”.
Với bóng chuyền, không phải vô cớ, môn thể thao này lại có sức hút ở các trường đại học. Ông Lê Trần Quang, Tổng thư ký Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Huế cho biết, khác với những môn thể thao mang tính cá nhân, bóng chuyền là môn thể thao tập thể gắn kết và thu hút nhiều người tham gia. Sức hút khi có số đông người cùng chơi, cùng tập luyện tạo ra tính gắn kết và lan tỏa, điều này giúp đảm bảo mục tiêu duy trì và tăng số lượng người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên - một mục tiêu quan trọng trong phát triển thể dục thể thao quần chúng. Với các trường đại học, đó cũng là cơ hội để nâng cao công tác giáo dục thể chất.
Hiện nay, phong trào tập luyện bóng chuyền vẫn được duy trì tích cực, tuy nhiên, một trong những trăn trở là ngoại trừ các sân tập chung ở Khoa Giáo dục Thể chất, nhiều đơn vị không “thong thả” về mặt quỹ đất để đầu tư các sân bóng chuyền nhằm tạo thuận lợi hơn trong tập luyện. Giải pháp dùng chung vẫn là phương án được lựa chọn tình thế.
Tính toán các giải pháp đáp ứng hơn về mặt không gian tập luyện là chuyện các đơn vị cần nghiên cứu. Ngoài ra với tính chất gắn kết và lan tỏa, khi đang có phong trào tập luyện và thi đấu tốt, nên tạo ra những cơ hội mở rộng giao lưu, cọ xát từ môn bóng chuyền trong hệ thống các câu lạc bộ, đội bóng trong tỉnh hay giao lưu ngành dọc với các đội bóng chuyền cán bộ, sinh viên toàn quốc.
Bài, ảnh: HỮU PHÚC