【đội hình benfica gặp boavista】Nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trong hội nhập

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu từ trung ương tới địa phương

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đặng Hoàng An, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 quốc gia - PGS. TS. Đàm Thanh Thế; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - Bùi Văn Khắng; Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường; Ông Nguyễn Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm (Bộ Công An), đại diện lãnh đạo các cơ quan bộ ngành trung ương, địa phương, các Cục quản lý thị trường địa phương, các hiệp hội ngành hàng, cơ quan chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan truyền thông trung ương và địa phương.

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - Bùi Văn Khắng phát biểu chào mừng

Phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - Bùi Văn Khắng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong đó có công tác phối hợp phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, phương án đấu tranh và đã mang lại kết quả nhất định. Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Báo Công Thương cũng đã bám sát tình hình, có nhiều tin, bài, phóng sự ...tuyên truyền, phản ánh kịp thời các hoạt động phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn cả nước.

Hội thảo là kênh thông tin tuyên truyền quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng cả nước về kết quả đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Đồng thời là nơi để lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, chuyên gia...để tiếp tục tìm ra các giải pháp hữu hiệu, quyết tâm đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
PGS. TS. Đàm Thanh Thế phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, PGS. TS. Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc gia nhấn mạnh: Những năm qua, văn phòng thường trực 389 đã tham mưu nhiều chỉ thị, kế hoạch chuyên đề về chống buôn lậu. Nhờ sự triển khai với tinh thần quyết liệt, thường xuyên, phối hợp chặt chẽ, trong giai đoạn từ 2014-2018, lực lượng 389 đã xử lý 1.057.000 vụ liên quan đến buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ; Thu nộp ngân sách hơn 91 nghìn tỷ, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên kết quả này vẫn chưa đạt được như mong muốn. Tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn hết sức phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất, ảnh hưởng tới sản xuất trong nước, doanh nghiệp chân chính, tổn hại người tiêu dùng...

Để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới, chúng ta cần đánh giá thực trạng, khó khăn vướng mắc cũng như đề xuất giải pháp, sáng kiến để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Những ý kiến, kiến nghị tại hội thảo sẽ được tiếp thu, tập hợp để báo cáo Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia có giải pháp kịp thời, hiệu quả.

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Ban điều hành Hội thảo
nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu

Hàng giả, gian lận thương mại ngày càng tinh vi phức tạp

Báo cáo tại Hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cho biết, thời gian qua, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương, lực lượng QLTT cả nước đã kịp thời triển khai nhiều kế hoạch, phương án đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó đã kéo giảm tình trạng buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa trái phép, hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái và tình trạng gian lận thương mại... góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ doanh nghiệp chân chính cũng như người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Trong năm 2018, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý gần 92 nghìn vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 490 tỷ đồng; ước trị giá hàng tịch thu chưa bán gần 93 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng tình hình thực tế, chưa đáp ứng mong muốn của Chính phủ và kỳ vọng của người dân. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng liên quan đến sức khỏe người dân, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Cụ thể, về tình hình vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm: Tập trung chủ yếu vào nhóm hàng như: hàng may mặc, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, điện thoại di động, đường cát, rượu, bia, nước giải khát, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh, thuốc lá điếu, pháo nổ... Hoạt động của các đối tượng buôn lậu diễn ra với nhiều phương thức, thủ đoạn như hợp thức hóa theo hình thức quay vòng chứng từ, hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; vận chuyển hàng lậu qua đường hàng không dưới hình thức hàng xách tay, hành lý ký gửi vận chuyển nhận sau; các đối tượng thường xuyên thay đổi cung đường, tuyến đường, thời gian, địa điểm xuất hàng và tập kết hàng hóa để trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng. Đáng chú ý, phương thức vận chuyển hàng lậu, hàng cấm có thay đổi so với các năm trước, thay vì tập kết trên xe có tải trọng lớn, hiện nay các đối tượng xé lẻ hàng hóa, vận chuyển bằng xe mô tô, xe khách, xe có tải trọng nhẹ từ biên giới đưa vào nội địa tiêu thụ. Hàng lậu, hàng cấm được vận chuyển chủ yếu từ biên giới các tỉnh: Tây Nam Bộ (Long An, An Giang…), miền Trung (Quảng Trị, Hà Tĩnh,…), phía Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng…). Tình trạng vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua các cảng biển, cảng hàng không và đường sắt cũng vẫn diễn ra với nhiều vụ việc nổi cộm, phức tạp.

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh báo cáo tại Hội thảo

Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tiếp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các đối tượng sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu giá thành thấp, mua trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ để pha trộn với một lượng hàng thật (rượu, xi măng, phân bón,…) hoặc tự sản xuất hàng, sau đó dán nhãn mác, niêm phong, của các doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ còn được sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào tiêu thụ trong nước bằng nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu qua đường tiểu ngạch, nhập lậu, nhất là hàng hóa của các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Lacoste, Louis Vuitton, Gucci, Lancome, Apple… Các đối tượng bị kiểm tra hầu hết tái phạm nhiều lần, mặc dù đã bị xử phạt và ký cam kết nhưng do lợi nhuận cao, hình thức xử phạt còn nhẹ, sự phối hợp kiểm tra, xử lý chưa đồng bộ, công tác quản lý của các Trung tâm thương mại, Ban Quản lý các chợ chưa quyết liệt, chặt chẽ dẫn đến vẫn còn tình trạng hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ được bày bán.

Đáng chú ý, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận với thương mại điện tử thông qua việc thành lập các website để khuyến mại, quảng cáo, bán hàng qua mạng. Đây là kênh phân phối hiện đại và ngày càng phổ biến, do đó nhiều đối tượng đã lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...; đặc biệt là các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... được bày bán công khai, tràn lan trên các website thương mại điện tử và trên mạng xã hội gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc phát hiện nơi kinh doanh hoặc kho chứa trữ hàng hóa của các đối tượng này để xử lý do những vi phạm liên quan đến sở hữu trí tuệ vốn đã phức tạp và khó khăn thì những vi phạm trong thương mại điện tử còn “tinh vi” và phức tạp hơn rất nhiều.

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Đại diện Tổng công ty Khí Việt Nam - PV Gas tham luận

Bên cạnh đó, tình hình vi phạm an toàn thực phẩm, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại dù đã dần kiểm soát nhưng hoạt động vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn tồn tại, nhất là ở các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ tại các chợ tạm gần các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư tập trung...Đáng chú ý, một số cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận đã tổ chức sản xuất, kinh doanh trái phép các hóa chất, phân bón, vật tư nông nghiệp không đảm bảo chất lượng nhằm mục đích kiếm lời bất chính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng. Những hành vi gian lận thương mại được phát hiện trong thời gian qua chủ yếu là: quay vòng hoá đơn, mua bán hoá đơn để hợp thức hoá hàng nhập lậu, gian lận trong kê khai giá trên hoá đơn, gian lận về đo lường, gian lận về chất lượng hàng hoá, giả mạo nhãn hiệu hàng hoá, tẩy xoá, sửa hạn sử dụng... tập trung vào các mặt hàng như xăng dầu, phân bón, đồ điện gia dụng, đường cát, thức ăn chăn nuôi, phụ tùng xe máy, bột ngọt, bánh kẹo, thực phẩm đóng gói, sản phẩm gia súc gia cầm...

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Còn nhiều khó khăn trong đấu tranh, xử lý

Nguyên nhân của tình trạng nêu trên được lực lượng QLTT chỉ ra là phương thức thủ đoạn của đối tượng luôn thay đổi để đối phó với các lực lượng chức năng, sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, bắt giữ. Trong khi lực lượng làm nhiệm vụ quản lý, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại còn mỏng; kinh phí hạn hẹp, trang thiết bị, phương tiện thiếu và lạc hậu. Vai trò chỉ đạo của các cấp lãnh đạo của một số đơn vị, địa phương chưa thật sự quyết liệt, thiếu kiểm tra, đôn đốc; Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong và ngoài địa bàn chưa đồng bộ, một số nơi còn mang tính cục bộ; Hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn bất cập, sơ hở, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh và xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân ở một số địa bàn chưa có chiều sâu, thiếu thường xuyên. Tình trạng quần chúng ở khu vực sát biên giới tham gia buôn lậu, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn phức tạp. Nhận thức của một bộ phận người dân và DN về hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ còn hạn chế.

Chia sẻ về những khó khăn trong công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật lĩnh vực chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại tại địa phương, đại diện Cục QLTT Quảng Ninh cho biết, năm 2018, mặc dù đã đạt được kết quả tích cực thông qua kiểm tra, xử lý 3.647 vụ, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và phát mại hàng hóa là 21 tỷ đồng tuy nhiên với đặc thù địa hình biên giới trải dài cả trên bộ và trên biển, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp, tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu có điều kiện, cấm nhập khẩu như: thuốc lá điếu; hàng tiêu dùng, điện thoại, máy tính bảng đã qua sử dụng, mỹ phẩm, thủy sản giống, khoáng sản, hoa quả .... Các đối tượng sử dụng mọi phương thức, thủ đoạn như: lợi dụng chế độ ưu đãi miễn kiểm tra của Hải quan, chính sách ưu đãi, miễn thuế của cư dân biên giới, thuê người theo dõi các lực lượng chức năng, vận chuyển hàng theo từng cung đoạn, sử dụng biển kiểm soát giả, cất giấu hàng vào hầm, vách ngăn, sử dụng hệ thống thủy lực ...; tình trạng lợi dụng chế độ hóa đơn đối với hộ kinh doanh hợp thức hóa hàng nhập lậu vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Đại diện Cục QLTT Quảng Ninh chia sẻ về hoạt động trên địa bàn

Hàng lậu, hàng giả, gian lân thương mại là lĩnh vực rất rộng có ảnh hưởng tới nhiều hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Chỉ đơn cử trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cũng còn nhiều khó khăn. Chia sẻ về công tác xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hình sự, Đại tá Nguyễn Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công An) cho biết: Tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả và tội phạm xâm phạm SHTT luôn song hành với nhau với phương thức, thủ đoạn hoạt động tương đối giống nhau và ngày càng tinh vi, triệt để lợi dụng cơ chế, chính sách, thành tựu khoa học kỹ thuật để thực hiện hành vi vi phạm, trước đây đối tượng vi phạm thường chỉ là những người có trình độ dân trí thấp, thất nghiệp hoạt dộng nhỏ lẻ thì nay, đối tượng có xu hướng chuyển sang thành phần có trình độ nhận thức, học vấn, thậm chí có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết chính sách, am hiểu nhu cầu thị trường và thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn để trốn tránh sự phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet đã tạo môi trường thuận lợi cho bùng phát các hoạt động kinh doanh trên các trang mạng điện tử, người tiêu dùng chỉ cần có nhu cầu là được giao tận tay, nhưng nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng thì rất khó kiểm soát.

Hàng hóa xâm phạm SHTT có nhiều nguồn như từ nước ngoài đưa vào, các đối tượng thường đặt hàng hóa, nhãn mác riêng lẻ sau đó đưa vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, tập trung tại các làng nghề, khu công nghiệp để gắn nhãn mác đưa đi tiêu thụ, các mặt hàng chủ yếu là quần áo, giày dép, túi xách...Trong nước, các đối tượng thành lập các đơn vị có chức năng sản xuất, kinh doanh hàng hóa, sau đó căn cứ nhu cầu thị trường đối với từng loại hàng hóa tiến hành thu mua nguyên liệu, sản xuất ra các sản phẩm có bao bì nhãn mác gần giống, chứa nhiều yếu tố gây nhầm lẫn với các sản phẩm có thương hiệu, uy tín trên thị trường để bán kiếm lời, tập trung vào các dòng sản phẩm đồ uống giải khát, đồ gia dụng, điện máy...những vi phạm chủ yếu là “xâm phạm quyền” đối với nhãn hiệu (cách điệu chữ viết, hình ảnh) và kiểu dáng (màu sắc, hình dáng) công nghiệp đã được bảo hộ.

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Đại tá Nguyễn Minh Tiến phát biểu

Theo đại tá Nguyễn Minh Tiến, thời gian qua, công tác đấu tranh, xử lý của lực lượng Cảnh sát kinh tế đối với tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm SHTT đã đạt được những kết quả tích cực, đã xử lý được nhiều đối tượng với các hình phạt nghiêm khắc nhất, tuy nhiên chủ yếu là xử lý tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả còn tội phạm xâm phạm quyền SHTT thì còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Năm 2018 lực lượng Cảnh sát kinh tế toàn quốc đã phát hiện, điều tra xử lý 467 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm SHTT, trong đó khởi tố 65 vụ/84 bị can; chuyển xử lý hành chính 402 vụ, còn một số vụ việc là hàng hóa giả mạo, xâm phạm nhưng không chứng minh được đối tượng liên quan (hàng vô chủ) nên chỉ tịch thu, tiêu hủy.

Sở dĩ còn nhiều tồn tại trong lĩnh vực này là do SHTT là lĩnh vực liên quan đến nhiều Bộ, ngành và cần phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, đòi hỏi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc xây dựng văn bản để bảo đảm tính thống nhất, nhưng trên thực tế mối quan hệ phối hợp trong soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, dẫn tới nội dung quy định trong một số văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc.

Một khó khăn khác là công tác giám định. Hiện chỉ có Viện Khoa học SHTT là cơ quan giám định cao nhất, duy nhất về SHTT, nhưng để xử lý hình sự thì Cơ quan điều tra không thể dùng kết quả giám định của Viện KHHS làm chứng cứ mà phải trưng cầu Cơ quan giám định tư pháp nên cũng là một trong những khó khăn cho công tác xử lý hình sự. Bên cạnh đó, công tác phối hợp phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT chưa được chặt chẽ, thực tế còn xảy ra tình trạng chồng chéo, có những vi phạm để có thể xử lý được thì phải chờ kết luận của nhiều cơ quan liên quan khác nên dẫn đến vụ việc kéo dài, có những vi phạm vừa có thể xử lý bằng biện pháp hình sự vừa có thể xử lý bằng biện pháp hành chính (như quy định về xử lý hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 226 và Nghị định 99/2013) thì các cơ quan thực thi pháp luật chọn hình thức xử lý hành chính vì thủ tục và quy trình xử lý hành chính đơn giản hơn nhiều so với thủ tục xử lý bằng biện pháp hình sự gây tác động xấu đến ý thức tuân thủ pháp luật.

Và cuối cùng là nhận thức của công chúng và của chủ thể quyền ở Việt Nam về SHTT còn hạn chế, chưa chủ động thực hiện bảo vệ quyền và tài sản của mình mà trông chờ vào Nhà nước, vào các cơ quan thực thi pháp luật. Nhiều doanh nghiệp còn tư tưởng muốn đánh cắp “tư duy, thành quả” sở hữu trí tuệ. Thực tế đấu tranh với các loại tội phạm này nhiều trường hợp cơ quan điều tra không tìm được chủ sở hữu của đối tượng bị xâm hại (chủ thể quyền), trong khi đó theo quy định của luật có những tội danh bắt buộc phải khởi tố và chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại (khoản 1, điều 155 Bộ luật TTHS).

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Đại diện Cục QLTT Hà Nội kiến nghị nhiều giải pháp về hạn chế hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử

Nỗi lo gian lận qua thương mại điện tử

Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện Cục QLTT Hà Nội cho biết, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) trong các năm qua chứng kiến sự bùng nổ và có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô với sự tham gia của cả doanh nghiệp trong và ngoài nước và được coi là thời kỳ "bình minh rực rỡ”. Dự báo đến năm 2020, sẽ có khoảng 30% dân số tham gia hoạt động thương mại điện tử.

Song hành cùng với sự phát triển tích cực cũng như những lợi ích của hoạt động thương mại điện tử mang lại cũng tồn tại nhiều mặt trái, những tồn tại về gian lận thương mại trong TMĐT, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có những biện pháp quản lý hữu hiệu. Đây cũng là thách thức đối với cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và bảo vệ người tiêu dùng.

Trong năm 2018 của Cục QLTT thành phố Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch triển khai công tác và nhiều văn bản chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường chủ động kiểm tra, xử lý vi phạm về thương mại điện tử. Qua đó đã kiểm tra 120 vụ; Xử phạt vi phạm hành chính về TMĐT là 47 vụ. Tổng tiền phạt là 521.000.000 đồng và chuyển 01 vụ sang cơ quan cảnh sát điều tra để tiếp tục xử lý theo quy định.

Qua tổng hợp các vụ việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của người tiêu dùng liên quan đến hoạt động TMĐT chủ yếu là các khiếu nại liên quan đến việc khách hàng đã thanh toán nhưng không nhận được sản phẩm, dịch vụ, hoặc sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng, hoặc bị mất thông tin cá nhân của chủ tài khoản; Sản phẩm dịch vụ không đúng thực tế; Việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận cũng rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp “ảo” không đơn giản. Các trang Website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ, cung cấp địa chỉ không đúng, có nhiều địa chỉ là nhà dân, là chung cư… Về chủ thể tham gia bán, chào bán hàng hóa là hàng giả, hàng nhập lậu, hàng cấm chủ yếu là cá nhân (học sinh, sinh viên đang theo học hoặc mới tốt nghiệp ra trường)....hay việc khó khăn trong giao dịch cũng tạo cơ hội cho hàng gian hàng giả, hàng nhập lậu, kém chất lượng phát triển.

Để phòng chống gian lận thương mại trong thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đại diện Cục QLTT Tp. Hà Nội đề xuất 5 giải pháp bao gồm: Nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách quản lý hoạt động giao dịch điện tử; Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ban, ngành trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến TMĐT. Đặc biệt, đối với việc phát hiện, kiểm tra, xử lý những người kinh doanh trên mạng xã hội thì các bộ, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với nhau.

Các cơ quan kiểm tra, xử lý như Tổng cục QLTT cần phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, các nhà mạng và ngân hàng cùng quản lý, giám sát thông tin, số lượng, chủng loại hàng hóa, doanh thu của người kinh doanh để xác định có hay không hành vi vi phạm về hoạt động TMĐT. Phối hợp với cơ quan quản lý thuế thường xuyên thanh tra, giám sát các hoạt động này tại các ngân hàng, các điểm dịch vụ chuyển phát hàng hóa các trang điện tử mua bán trực tuyến để tránh tình trạng trốn thuế của DN.

Bên cạnh đó cần tăng cường tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định của pháp luật đối với hoạt động TMĐT để người mua hiểu được quyền và lợi ích của mình và nâng cao trách nhiểm của cơ sở kinh doanh bằng hình thức TMĐT cũng như tạo điều kiện khuyến khích các nhà cung cấp giải pháp an ninh mạng phát triển; Tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực an ninh mạng. Và cuối cùng là đẩy mạnh đào tạo và phát triển năng lực cán bộ QLTT trong lĩnh vực TMĐT, thường xuyên bắt kịp các ứng dụng công nghệ thông tin mới phát sinh, có khả năng thu thập thông tin, xác định vi phạm trong các trang, các ứng dụng TMĐT.

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Các đại biểu trao đổi bên lề Hội thảo

Cần sự chung tay để nâng cao hiệu quả

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao những kết của của lực lượng chức năng trong việc phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong năm 2018. Tuy nhiên do nhận thức làm luật về hàng giả, gian lận thương mại còn chưa có sự thống nhất trong bối cảnh hội nhập, tương thích với thông lệ quốc tế.

Ở Việt Nam chưa có luật riêng về chống buôn lậu, hàng giả, vi phạm SHTT, mà nằm rải rác ở các văn bản khác nhau gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong thực thi pháp luật. Đơn cử như khái niệm về gian lận thương mại, hàng lậu chưa được phân định rõ ràng với khái niệm buôn lậu. Khung hình phạt đối với buôn lậu đặt ra trong hệ thống pháp luật còn hạn chế. Hay như Luật Hình sự 2015 đã có quy định xử lý hình sự với pháp nhân thương mại phạm tội (trốn thuế, kinh doanh trái phép, buôn lậu, vi phạm môi trường…).

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Ông Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại Hội thảo

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Quốc hội sẽ tiếp tục lắng ý ý kiến kiến nghị, của các cơ quan chức năng, thông qua các hội thảo khoa học như hội thảo này để sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy phù hợp bối cảnh mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với quốc tế, lực lượng QLTT cần chủ động xây dựng các kế hoạch đấu tranh sát thực tiễn, tăng cường giám sát hoạt động TMĐT, chủ động tuyên truyền cho doanh nghiệp và người dân về hàng gian, hàng giả… Các doanh nghiệp muốn bảo vệ mình cần chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, kết hợp hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nước, người tiêu dùng mới tạo được môi trường kinh doanh ổn định để phát triển.

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tồn tại, khó khăn, Tổng cục trưởng Tổng Cục QLTT Trần Hữu Linh cho rằng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dự báo sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng; đối tượng của hoạt động kinh doanh hàng lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại đa dạng, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi xảo quyệt, phạm vi hoạt động rộng.

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Hội thảo là một kênh tuyên truyền hiệu quả về phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả-góp phần phát triển thị trường trong hội nhập quốc tế, lực lượng QLTT xác định những giải pháp công tác trọng tâm như: (1) Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, chỉ đạo của Bộ Công Thương và cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nói chung, đặc biệt tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; (2) Tăng cường các giải pháp giám sát thị trường, chủ động thu thập thông tin, đánh giá thị trường để xây dựng phương án đấu tranh chuyên đề; (3) Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tiếp tục rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách để kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; (4) Nâng cao năng lực công tác cho công chức lực lượng QLTT. Thực hiện đầu tư trang thiết bị cho lực lượng, nhất là những thiết bị kiểm tra nhanh về thực phẩm, xăng dầu…; Tăng cường đào tạo, tập huấn các kỹ năng về nhận diện hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, kỹ thuật chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sử dụng công nghệ cao,...; (5) Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng: Công an, Hải quan, Thuế, Bộ đội biên phòng, Thanh tra chuyên ngành trong đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin với các Doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng để công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; (6) Tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý tiêu cực, luân chuyển công chức định kỳ, đột xuất ở các vị trí, lĩnh vực, địa bàn phức tạp, nhiều điểm nóng,... Gắn trách nhiệm của người đứng đầu; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân mà không có giải pháp khắc phục kiên quyết, hiệu quả; (7) Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh; đa dạng về hình thức tuyên truyền, để nâng cao ý thức người dân về tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với xã hội và kêu gọi mọi người không bao che, tiếp tay cho hành vi này; Tổ chức ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng và kiểm tra đối với những cơ sở kinh doanh đã ký cam kết và xử lý nghiêm những trường hợp đã ký cam kết nhưng vẫn vi phạm.

nang cao hieu qua cong tac chong buon lau hang gia gian lan thuong mai trong hoi nhap
Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tham luận

Tại Hội thảo, đại diện đến từ Tổng cục Hải quan, Đại học Quốc gia Hà Nội, các doanh nghiệp như PV Gas, Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao...cũng đã đưa ra nhiều phân tích những tác hại của tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm SHTT ...gây ra cho nền kinh tế, đồng thời đưa ra những ý kiến đóng góp, kiến nghị với Bộ Công Thương, Ban chỉ đạo 389 và các cơ quan liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.

Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An khẳng định, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt về phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm SHTT... trong đó đã nhận rõ tình hình, chỉ ra các giải pháp triển khai cụ thể. Qua đó, các lực lượng chức năng cũng đã vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên kết quả chưa đạt được kỳ vọng về mục tiêu phát triển được một thị trường lành mạnh thị trường, bảo vệ tốt doanh nghiệp chân chính cũng như người tiêu dùng còn nhiều cam go, thách thức, thậm chí phải “đổ máu”, do tình hình ngày càng diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, các đối tượng manh động, trong khi con người, phương tiện đấu tranh còn bị hạn chế.

Công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trong thực tiễn còn bất cập, do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chồng chéo; Các chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ mạnh, quy định chưa rõ ràng, cụ thể… khiến việc xử lý các vi phạm cũng như công tác phối hợp đấu tranh giữa các lực lượng còn gặp khó khăn, vướng mắc; Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa thực sự chặt chẽ, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, cụ thể. Năng lực, trình độ chuyên môn của các lực lượng chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại… còn tồn tại; Một số công chức còn biểu hiện thiếu trách nhiệm, thậm chí sai phạm trong thực thi; Phương thức tác nghiệp trong bối cảnh mới còn yếu, nhất là trong bối cảnh công nghệ mới, môi trường mạng ngày càng phát triển.

Trong thời gian tới, bên cạnh những giải pháp, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhất là nhận thức về hàng giả, hàng nhái, hàng lậu và quyền sở hữu trí tuệ...Bộ Công Thương cũng mong rằng tiếp tục nhận được sự phối hợp của các Bộ, ban ngành, địa phương liên quan trong công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các Bộ, Ban ngành liên quan, chuyên gia, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đưa ra tại Hội thảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm SHTT...Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp, tổ chức những hội thảo chuyên đề, chuyên sâu trong từng lĩnh vực phù hợp với yêu cầu thực tế tạo ra hiệu quả cao nhất.