Bệnh phải mổ,àngtrămbệnhnhânungthưchờmổtrongtâmtrạngngổtrận hiroshima nhưng không biết khi nào
Cuối tháng 10/2022, anh M.N.Đ (46 tuổi, trú tại Đồng Nai) đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám vì u ác manh tràng. Sau khi có kết quả chụp chiếu, bác sĩ cho biết anh phải phẫu thuật. Chị Nguyễn Thúy, người nhà của bệnh nhân, chia sẻ: “Bác sĩ nói về đợi điện thoại, khi nào bệnh viện gọi thì lên mổ, cũng không có giấy hẹn hay hồ sơ gì cả”. Những ngày sau đó, gia đình anh Đ. sống trong sự nặng nề và hoang mang, không biết phải chờ đến khi nào.
Chị Thúy đã liên hệ một bệnh viện khác, hy vọng người nhà được mổ sớm. Tuy nhiên, anh vẫn mong được mổ ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vì chuyên môn cao. Hơn hai tuần sau, anh bất ngờ nhận được điện thoại của bệnh viện, hẹn sang tuần lên khám chuẩn bị mổ. “Gia đình chúng tôi mừng rớt nước mắt”, chị Thúy chia sẻ. Như vậy, bệnh nhân này phải chờ khoảng 3 tuần để được phẫu thuật.
Ngày 3/2, bà Nguyễn Ánh Nguyệt (trú tại Bình Thuận) ôm 3 chiếc ba lô ngồi chờ ở sảnh của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2. Bà luôn trong tâm thế sẵn sàng nhập viện vì chồng chuẩn bị mổ ung thư đại tràng lần 2.
Tuy nhiên, 3 ngày qua, bà cứ ôm đồ lên rồi lại mang đồ về vì bác sĩ hẹn hôm sau lên làm các xét nghiệm, chụp chiếu. "Tôi không hiểu tại sao lại hẹn lên hẹn xuống như vậy, tâm lý chờ đợi rất mệt và nặng nề", bà Nguyệt nói.
Tính đến cuối tháng 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM còn 474 bệnh nhân phải chờ mổ. Con số đã giảm đáng kể so với trước đó. Tháng 8/2022, nơi đây có tới 1.186 bệnh nhân chờ phẫu thuật, 700 bệnh nhân chờ xạ trị.
Thời điểm đó, nguyên nhân khiến 2.000 người phải "xếp hàng" chờ phẫu thuật và xạ trị chủ yếu do bệnh nhân dồn lên từ các tỉnh hoặc từ các bệnh viện trong TP.HCM.
Vì khó khăn trong đấu thầu, thiếu vật tư y tế xảy ra ở nhiều nơi, nhiều bệnh viện không muốn giữ bệnh nhân, đẩy lên tuyến trên. Lúc bấy giờ, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM quá tải phẫu thuật ở cơ sở 1, còn phòng mổ ở cơ sở 2 chưa được bàn giao.
Cùng thời điểm, máy xạ trị ở một số bệnh viện bị hư, người bệnh tiếp tục đổ dồn lên bệnh viện này. Nơi đây có 13 máy xạ trị (nhiều nhất cả nước), đội ngũ chuyên môn cao nhưng không thể giải quyết được tất cả.
Tăng phòng mổ, giảm chờ đợi
Ngày 27/1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 được vận hành toàn bộ, trong đó có 16 phòng mổ hiện đại. Như vậy, toàn viện có tổng số 20 phòng mổ, kỳ vọng giảm thời gian chờ mổ của người bệnh trung bình từ 4 tuần xuống 3 tuần. Trường hợp khẩn cấp, bệnh nặng, nguy kịch, bệnh nhân vẫn được tiến hành phẫu thuật ngay.
Tuy nhiên, thời gian chờ mổ là con số tương đối. Tùy tình trạng, người bệnh ung thư có thể chờ 1-2 tuần, còn những ca bướu lành chờ từ 5-6 tuần. Ngoài ra, ung thư là bệnh lý phải lên kế hoạch điều trị lâu dài, cần các đánh giá kỹ lưỡng để có chỉ định phù hợp.
Chia sẻ với VietNamNet, một lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho hay các bệnh viện chuyên khoa của Việt Nam hay thế giới đều có tình trạng chờ mổ. “Thứ nhất, có thể do quá tải. Thứ 2, bệnh viện phải sắp xếp mổ chương trình, chuẩn bị tốt nhất cho ca mổ”.
Bác sĩ này cũng dự báo hiện nay rất nhiều bệnh nhân ung thư còn trong thời gian ăn Tết, nên số lượng khám, điều trị chưa đông. Dự báo sau rằm tháng Giêng, người bệnh từ miền Tây và nhiều tỉnh thành sẽ dồn lên TP.HCM, áp lực chắc chắn cao hơn nữa. Áp lực này không chỉ riêng với phẫu thuật mà ở tất cả các khoa điều trị.
“Bệnh nhân hóa trị không phải chờ nhiều như xạ trị và phẫu thuật. Ví dụ, một bác sĩ có thể cho toa 20-30 bệnh nhân hóa trị/ngày nhưng không thể phẫu thuật 30 ca hay xạ trị 30 ca/ngày”, bác sĩ này nói.
Hiện, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đang áp dụng các kỹ thuật xạ trị tiên tiến nhất. Trước đây, máy móc ít, kỹ thuật chưa cao, một máy xạ có thể làm cho 100 bệnh nhân/ngày, mỗi người khoảng 3 phút.
Với máy xạ trị kỹ thuật cao, một ngày, mỗi máy chỉ thực hiện cho 30-50 bệnh nhân, mỗi người 30-60 phút với chất lượng điều trị rất cao. Đây cũng là một phần lý do khiến bệnh nhân ung thư phải chờ đợi xạ trị.
Những khó khăn Bệnh viện Ung bướu hiện đại nhất phải đối mặtCơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM được khởi công ngày 26/6/2016, quy mô 1.000 giường bệnh, vốn đầu tư 5.845 tỷ đồng. Tổng diện tích 55.594 m2, tổng diện tích sàn xây dựng 112.582 m2.
UBND TP.HCM còn dành 2,7 ha đất ngay cạnh bệnh viện để xây dựng khu nhà nghỉ cho thân nhân người bệnh, các chuyên gia, học viên đến nghiên cứu, học tập.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy, việc vận hành cơ sở mới khang trang, hiện đại là nguồn lực mới và cơ hội phát triển chuyên môn của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Từ đó, người bệnh ung thư được điều trị, chăm sóc với chất lượng cao hơn.
Để đạt được mục tiêu đề ra, trước mắt, bệnh viện phải giải được những bài toán khó thực tế đang đặt ra.
Kỳ 3: Bệnh viện 5.800 tỷ 'đau đầu' vì kinh phí bảo trì máy móc và tiền điện nước