VHO- Giữa một rừng thông tin về đại dịch Covid-19 hiện nay,áchđểngườidùngpháthiệntintứcgiảvớkết quả trận paderborn nhiều người đôi khi dễ dàng bị mắc bẫy của tin tức sai lệch (fake news). Mới đây, Google đã chia sẻ sáu mẹo xác minh thông tin có đúng hay không.
(Nguồn: Search Engine Land)
Giữa một rừng thông tin về đại dịch Covid-19 hiện nay, nhiều người đôi khi dễ dàng bị mắc bẫy của tin tức giả mạo, sai lệch (fake news).
Chúng ta không thể ngăn chặn tất cả tin tức sai lệch, nhưng các công ty công nghệ như Google đang đưa ra nhiều cách để cư dân mạng chủ động nhận biết chúng.
Vừa qua Google đã chia sẻ sáu mẹo giúp người dùng có thể xác minh xem một phần thông tin có đúng không.
Luôn kiểm tra chéo với các tờ báo, trang tin uy tín
Nếu bạn đọc một mẩu tin và nghi ngờ tính chính xác của nó, hay truy cập Google News và kiểm tra xem một hãng tin tức có uy tín (CNN, Reuters) có đưa cùng tin như thế hay không. .
Nếu bạn không thể tìm thấy tin trên Google News, rất có thể nó là fake news.
Tìm kiếm ngược một hình ảnh để kiểm tra tính hợp pháp
Google có một tính năng được nhúng trong Chrome và Microsoft Edge, cho phép bạn nhấp chuột phải vào hình ảnh và chọn "Tìm kiếm Google cho hình ảnh" (Search Google for Image).
Tùy chọn này sẽ thực hiện tìm kiếm hình ảnh ngược, cho phép bạn kiểm tra xem hình ảnh có bị làm giả hay sử dụng sai bối cảnh hay không.
Kiểm tra nếu một kênh YouTube đang loan tin tức giả
Đôi khi bạn có thể thấy một đoạn video trên YouTube chứa một mẩu thông tin hơi lạc hậu, hoặc đáng nghi.
Nếu cảm thấy nghi ngờ, bạn có thể kiểm tra mô tả kênh đang phát video, quy mô của kênh và các liên kết đến những trang truyền thông xã hội khác, để xem kênh này có đáng tin hay không.
Các bước để đảm bảo bạn không truy cập trang web lừa đảo
Một số trang web lừa đảo có tên giống các trang web uy tín, khiến người dùng bị nhầm lẫn. Cách tốt nhất để kiểm tra là xem địa chỉ đường dẫn (URL) của trang web. Trang web uy tín thường sẽ có đường dẫn đơn giản, ví dụ mashablesea.com, thay vì sea.mashable.com.
Sử dụng Fact Check Explorer của Google
Fact Check Explorer là một công cụ mạnh mẽ mà Google đã phát triển để kiểm tra xem một trang có đang đưa tin sai về một mẩu tin tức cụ thể hay không.
Bạn có thể dùng thử bằng cách tìm kiếm từ khóa từ một bài báo hoặc cá nhân mà bạn đang điều tra. Công cụ sau đó sẽ cho bạn biết tin tức có phải là giả hay không dựa trên kết quả điều tra được thực hiện bởi các trang web kiểm tra khác.
Luôn cẩn trọng trong việc kiểm tra, phát hiện tin tức giả
Nếu cảm thấy tin tức có vẻ không đúng, bạn luôn có thể kiểm tra bằng Google.
Kết quả tìm kiếm của Google sẽ cho bạn thấy liệu những trang web có uy tín khác có chứa thông tin tương tự hay không. Nó cũng hiển thị liên kết đến một trang web kiểm tra tin tức, qua đó giúp bạn biết tin đang đọc là thật hay giả. .
Chúng ta sống trong thời dịch bệnh và vừa phải cảnh giác với virus, vừa phải chống tin giả. Nếu bạn không tự tin vào những gì đang đọc trên Internet, tốt nhất là không nên chia sẻ tin.
TTXVN