【bóng đá anh mới nhất】Vụ nhặt được 5 triệu yên: Luật sư chỉ ra điểm đáng ngờ
Lý giải với báo Dân Trí về việc có thể bác đơn của bà Phạm Thị Ngọt,ụnhặtđượctriệuyênLuậtsưchỉrađiểmđángngờbóng đá anh mới nhất người xuất hiện “phút 89” trong vụ nhặt được 5 triệu yên, luật sư Phạm Thanh Bình, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, trước hết phải khẳng định bà Ngọt chỉ là một người biết tới sự việc này. Nếu đúng thì số tiền là của người chồng Nam Phi chứ không phải của bà Ngọt. Về mặt pháp lý cũng không phải là tài sản chung của bà Ngọt. Do đó bà Ngọt không phải chủ sở hữu của số tiền trên.
Thứ hai, tính đến thời điểm hiện tại đã hết thời hạn thông báo nhưng người chồng Nam Phi của bà Ngọt, người được cho là chủ thật sự của số tiền trên vẫn không xuất hiện thì rõ ràng phải giải quyết cho người nhặt ve chai theo đúng quy định của pháp luật.
Bà Phạm Thị Ngọt, người chủ xuất hiện vào phút chót trong vụ chị ve chai nhặt được 5 triệu yên Nhật. Ảnh Dân Trí
Thứ ba, khi bà Ngọt đưa ra những căn cứ về số tiền hơn 5 triệu yên là của chồng bà, bà Ngọt khẳng định chưa bao giờ nhìn thấy số tiền đó mà chỉ nghe chồng bà nói lại là “có cất số tiền khoảng 6 triệu yên trong một cái hộp nhưng nhiều lần chuyển nhà quá (3 lần) không nhớ nổi đã để cái hộp ở đâu" cho thấy điểm bất hợp lý nếu là chủ sở hữu thực sự.
Với những tình tiết trên, luật sư Bình nhận định, cơ quan công an hoàn toàn có thể bác đơn của bà Phạm Thị Ngọt ngay từ đầu và giải quyết dứt điểm vụ việc chị ve chai nhặt được 5 triệu yên. Bên cạnh đó, luật sư Bình cũng nhấn mạnh, nếu trong trường hợp chồng bà Phạm Thị Ngọt khẳng định số tiền trên là của mình thì phải đưa ra đầy đủ các giấy tờ, bằng chứng về nguồn gốc xuất xứ của số tiền này.
Đồng quan điểm trên, báo Pháp Luật TPHCM dẫn lời Luật sư Trần Minh San, Đoàn luật sư TPHCM cho hay, theo trình bày của bà Ngọt, do chồng bà Ngọt là chủ sở hữu nên ông này có thể về Việt Nam trực tiếp làm việc với cơ quan công an để xác minh hoặc ủy quyền hợp pháp cho bà Ngọt để làm việc với cơ quan công an.
Để chứng minh mình là chủ sở hữu thì chồng bà Ngọt phải cần rất nhiều chứng cứ để chứng minh về nguồn gốc số tiền và phương thức đưa vào Việt Nam phải hợp pháp. Nếu tiền được chuyển qua Ngân hàng thì phải có hóa đơn chứng từ của ngân hàng, nếu gửi bằng phương thức khác thì cũng phải có giấy tờ hợp pháp.
Các luật sư chỉ ra nhiều điểm đáng ngờ về người chủ nhân mới xuất hiện trong vụ nhặt được 5 triệu Yên. Ảnh VnExpress
Tuy nhiên cần lưu tâm là nếu số tiền ngoại tệ trên được chồng bà Ngọt đưa về Việt Nam trái phép, bất hợp pháp thì cơ quan công an có thể sẽ xem xét xử lý việc vi phạm pháp luật của ông này… Nếu tiền được đưa về Việt Nam trái phép thì có thể bị cơ quan công an xử lý hình sự về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ, hàng hóa qua biên giới” theo quy định điều 154 Bộ luật hình sự.
Cũng liên quan đến vụ việc nhặt được 5 triệu yên Nhật này, luật sư Nguyễn Văn Trường, Đoàn Luật sư TP.HCM khẳng định, với vụ việc của bà Ngọt, nếu không chứng minh được số tiền trên là của mình, người trình báo có thể bị phạt hành chính về hành vi dùng thủ đoạn gian dối hòng chiếm đoạt tài sản người khác. Người vi phạm có thể bị phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.
Được biết, nếu qua thời hạn theo yêu cầu của cơ quan điều tra mà phía bà Ngọt không chứng minh được quyền sở hữu thì số tiền trên thì chị ve chai nhặt được 5 triệu yên sẽ được hưởng số tiền trên.
Minh Thùy (T/h)
Máy bay Mỹ mất tích bí ẩn trên vùng trời nước Anh