您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【lịch đấu】Dấu ấn Tài chính 2017

Empire7772025-01-11 05:08:04【Ngoại Hạng Anh】4人已围观

简介Ngành Tài chính được đánh giá đi đầu trong cải cách, đặc biệt là cải cách thủ tục thuế, hải quanNăm lịch đấu

cchc

Ngành Tài chính được đánh giá đi đầu trong cải cách,ấuấnTàichílịch đấu đặc biệt là cải cách thủ tục thuế, hải quan

Năm 2018, Việt Nam sẽ tiếp tục một chu kỳ tăng trưởng mới, với động lực cải cách và cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại. Đây cũng là cơ hội để ngành Tài chính tiếp tục tái cơ cấu ngân sách nhà nước (NSNN) và quản lý nợ công, giữ vững an ninh tài chính quốc gia.


Đảm bảo các cân đối ngân sách


Năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện Luật NSNN mới. Chính sách tài khóa đã được thực hiện chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Kết quả thực hiện dự toán NSNN năm 2017 khá tích cực, với nhiều chuyển biến, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, đảm bảo cân đối NSNN. Theo báo cáo trước Quốc hội mới đây của Chính phủ, thu NSNN năm 2017 vượt 2,3% dự toán. Chi NSNN đã bám sát nghị quyết Quốc hội, cơ bản đảm bảo các nhiệm vụ chi trong dự toán. Bội chi được điều hành theo hướng siết chặt, cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn vay và giảm dần lãi suất bình quân vay. Bội chi giữ ở mức 3,5% GDP, đảm bảo trong dự toán và cũng là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, góp phần giữ nợ công trong giới hạn an toàn cho phép.

Nhận định về kết quả này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế và lạm phát ước đạt kế hoạch, thu NSNN vượt dự toán 2,3% là tích cực. Nếu so với năm 2016, ước thu NSNN năm 2017 tăng 10,1%, trong đó thu nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 14,1%, góp phần bù đắp do tác động của việc cắt giảm thuế để hội nhập và giảm thu từ dầu thô. Mức thu nội địa từ sản xuất kinh doanh cũng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng kinh tế và lạm phát cộng lại (10,7%).

Kết quả thu NSNN năm 2017 đạt được là rất đáng khích lệ, trong bối cảnh Việt Nam phải thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu mạnh theo 10 FTA đã ký kết. Khi nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh, số thu từ dầu thô ngày càng giảm, tổng thu NSNN vẫn tăng nhờ tăng thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước.

Cùng với các giải pháp về thu NSNN, Bộ Tài chính kiên định mục tiêu điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Trong đó xác định, chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo. Cùng với đó, thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi ngân sách; chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; giảm tối đa và công khai các khoản chi hội nghị, hội thảo; hạn chế mua sắm ô tô công và trang thiết bị đắt tiền; mở rộng khoán xe ô tô công đảm bảo hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm…

Kết quả, năm 2017 tốc độ tăng chi NSNN đã được kiểm soát, thấp hơn tốc độ tăng thu, nhiều khoản chi đã phát huy hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội cho phép.

Giữ bội chi trong bối cảnh nhu cầu chi quá lớn

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội nhận định, việc giữ bội chi, kéo giảm nợ công là một điểm sáng trong công tác điều hành của Bộ Tài chính năm 2017. Sở dĩ việc giữ được bội chi theo kế hoạch được đánh giá là thành công, bởi vì nhiều năm nay, dù thu ngân sách luôn đạt và vượt kế hoạch, song do nhu cầu chi lớn nên vẫn phải duy trì mức bội chi. Bội chi giảm sẽ kéo xa khoảng cách ngưỡng trần nợ công cho phép (nợ công năm 2017 tương đương 62,6%) và quan trọng hơn là kéo giảm bội chi cho những năm tiếp theo, đảm bảo giữ được mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội là dưới 4% cho cả giai đoạn 5 năm (2016 - 2020) và giảm mạnh bội chi để đến năm 2020 không quá 3,5% GDP. Trên cơ sở đó, đảm bảo an toàn nợ công, hằng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Còn nhớ tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2017 của ngành Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã biểu dương một số “điểm sáng” của ngành. Ông nhấn mạnh đến việc điều hành chính sách tài khoá chủ động, chặt chẽ của Bộ Tài chính, cùng với đó là công tác thu, chi NSNN được đảm bảo và kỷ luật, kỷ cương tài chính được tăng cường... Đây là những giải pháp căn cơ để ngành Tài chính giữ được các cân đối ngân sách, trong đó có tỷ lệ bội chi. Nền kinh tế phát triển nhanh, đòi hỏi yêu cầu chi là rất lớn, nhất là chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo… Nhu cầu chi quá lớn so với khả năng thu của NSNN, nên thắt chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách là đòi hỏi cực kỳ cấp thiết trong thời điểm hiện nay và những năm tiếp theo.

Song, việc kiểm soát chi tiêu không chỉ “nằm trong tay” của ngành Tài chính. Chi thường xuyên không ngừng tăng cao, nhưng tốc độ cắt giảm bộ máy biên chế cồng kềnh không thấm vào đâu so với tốc độ giảm của tỷ lệ huy động vào ngân sách. Đó là chưa kể đến tư duy ôm mãi “bầu sữa” ngân sách của địa phương, khiến việc chi tiêu khó kiểm soát…

Do đó, mục tiêu giữ chi tiêu công chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, siết chặt kỷ cương kỷ luật ngân sách được Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng kiên định thực hiện ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ của ông cho đến nay. Từ việc tiết giảm trong chi tiêu công, Bộ Tài chính “rà” đến sử dụng xe công. Tiết kiệm từ đây có thể đong, đếm được bằng tiền khi hàng loạt chức danh của Bộ Tài chính và một số bộ, ngành, địa phương thực hiện thí điểm khoán xe công. Hiện Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng nghị định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô công, để quy định theo hướng tập trung và phấn đấu đến năm 2020 giảm khoảng 30 - 50% số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung của các cơ quan, đơn vị.

Đồng bộ hành lang pháp lý làm “kim chỉ nam” cho phát triển

Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được ví như “kim chỉ nam” dẫn dắt thực hiện các định hướng lớn. Quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, nên so với các bộ, ngành, Bộ Tài chính luôn có khối lượng khổng lồ các văn bản quy phạm pháp luật phải ban hành. Trong năm 2017, ngoài hàng trăm thông tư ban hành theo thẩm quyền, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hàng chục nghị định, quyết định và các đề án. Trong công tác xây dựng pháp luật, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 dự án luật, đó là Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).

Với cả hai luật được ban hành, chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2018 (Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) và tháng 7/2018 (Luật Quản lý nợ công sửa đổi) cho thấy, sẽ có những đột phá, thay đổi tư duy trong quản lý, sử dụng đối với 2 lĩnh vực quan trọng này.

Quản lý nợ công sao cho hiệu quả, không gây mất an ninh tài chính quốc gia là vấn đề dư luận rất quan tâm. Không thể chậm trễ hơn, thời điểm hiện nay rất cần có “kim chỉ nam” định hướng cho công tác quản lý nợ công. Sau rất nhiều nỗ lực, kiên trì bảo lưu quan điểm với mục đích phải có đột phá trong quản lý nợ công, Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với số phiếu tán thành cao. Trong đó, nhiều quy định chặt chẽ, cụ thể về bảo lãnh vay của Chính phủ, vay về cho vay lại, thống nhất đầu mối quản lý, quy trách nhiệm người đứng đầu... Luật đi vào cuộc sống sẽ góp phần quan trọng trong việc kiểm soát nợ công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Quản lý hiệu quả tài sản công luôn được Chính phủ ưu tiên hàng đầu. Với hơn 1 triệu tỷ đồng giá trị tài sản nhà nước, trong đó phần lớn là đất, nhà và ô tô, song công tác quản lý khối tài sản lớn này vẫn còn nhiều bất cập trong thời gian qua. Luật Quản lý và sử dụng tài sản công đã khắc phục những bất cập khi chú trọng tới việc xác định rõ chủ thể quản lý gắn với trách nhiệm trong sử dụng tài sản công; quy định rõ việc quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên; siết chặt các điều kiện được sử dụng tài sản vào các mục đích có tính chất kinh doanh... Luật Quản lý và sử dụng tài sản công được kỳ vọng sẽ thiết lập một “hành lang” kín kẽ hơn trong quản lý, sử dụng tài sản công, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cải cách đột phá được cộng đồng ghi nhận

Báo cáo tại Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đánh giá, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được cải thiện. Ngân hàng Thế giới vừa công bố xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, lên thứ 68/190 quốc gia, vùng lãnh thổ đứng vào nhóm đầu của các nước ASEAN. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”.

Trong kết quả chung ấy, có sự đóng góp quan trọng của ngành Tài chính, nổi bật là cải cách hành chính thuế, hải quan. Việc thực hiện rà soát cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính và không ngừng hiện đại hóa, đổi mới quy trình, ứng dụng công nghệ thông tin, đã giúp giảm mạnh thời gian nộp thuế và thời gian thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa. Đối với lĩnh vực hải quan, gần như toàn bộ (99,9%) tờ khai đã được thực hiện bằng phương thức điện tử (cao hơn mức 95% đề ra của Nghị quyết 19); thời gian thông quan đối với các lô hàng luồng xanh không có thuế chỉ từ 1 - 2 giây. Đối với lĩnh vực thuế, đã thực hiện khai thuế điện tử đối với hơn 622.600 DN, đạt 99,64% tổng số DN; 43 ngân hàng thương mại hoàn thành kết nối điện tử giữa ngân hàng với cơ quan thuế. Hiện đã có 96% DN thực hiện nộp thuế điện tử, với trên 2,4 triệu giao dịch nộp thuế điện tử; thí điểm hoàn thuế điện tử tại 63 tỉnh, thành.

Báo cáo môi trường kinh doanh thế giới năm 2018 của Ngân hàng Thế giới (công bố ngày 31/10/2017) đã ghi nhận chỉ số nộp thuế chung của Việt Nam tăng 81 bậc so với năm 2017, lên vị trí 86/190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó chỉ số về nộp thuế được đánh giá năm thứ 4 liên tiếp là một trong những chỉ số có tác động tích cực nhất đến môi trường kinh doanh chung của Việt Nam.

Tại hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2017, ông Đoàn Duy Khương, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá, Bộ Tài chính luôn đi đầu trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan theo tinh thần nghị quyết của Chính phủ. Trên thực tế, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ DN phát triển. Sự đánh giá cao không chỉ từ cộng đồng DN, mà còn của các tổ chức trong nước và quốc tế đã khẳng định thành quả từ những nỗ lực không mệt mỏi của ngành Tài chính năm qua.

Tạo đà tăng trưởng năm 2018 và những năm tiếp theo

Năm 2018, Chính phủ tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Với động lực cải cách và những cơ hội đến từ các FTA, chính là thời cơ “vàng” để huy động nhiều nguồn lực phát triển đất nước. Trong bối cảnh chung đó, ngành Tài chính cũng có những cơ hội và thách thức của riêng mình.

Năm 2018 là năm thứ 3 thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; năm đầu tiên thực hiện kế hoạch tài chính trung hạn 2018 - 2010 nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong công tác tài chính - ngân sách, đòi hỏi ngành Tài chính phải nỗ lực với quyết tâm cao, để đảm bảo các chỉ tiêu về bội chi, nợ công, cũng như chỉ tiêu thu NSNN, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tại kỳ họp thứ 4, khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2018. Theo đó, tổng thu NSNN là 1.319.200 tỷ đồng. Tổng chi là 1.523.200 tỷ đồng. Mức bội chi NSSN là 204.000 tỷ đồng, tương đương 3,7% GDP. Theo Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, mức dự toán thu - chi nêu trên là phù hợp, bởi năm 2018 vẫn có những yếu tố không thuận tác động đến tăng trưởng kinh tế và trong cơ cấu chi NSNN đã có xu hướng thay đổi tích cực, đó là đã tăng chi cho đầu tư phát triển.

Để đảm bảo các mục tiêu đề ra, đặc biệt là cân đối thu NSNN, ngành Tài chính đứng trước nhiều áp lực, bởi tỷ lệ động viên từ thuế, phí năm 2018 sẽ giảm so với năm 2017, nhiều mặt hàng giảm sâu thuế nhập khẩu theo cam kết của các FTA. Do đó, trong năm tài khóa 2018, Bộ Tài chính tiếp tục kiên định mục tiêu thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách.

Trong đó, tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình hành động triển khai các nghị quyết của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội về cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công; tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu NSNN, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, chống thất thu, trốn thuế, chống nợ đọng tiền thuế. Tăng cường công tác quản lý chi NSNN, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý chặt chẽ việc mua sắm tài sản công. Đồng thời, tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương. Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, đấu giá công khai tài sản nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thị trường. Đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công, giá dịch vụ công...

Với ngành Tài chính, những thành công trong năm 2017 sẽ tạo đà cho việc thực hiện những mục tiêu của cả nhiệm kỳ trong thời gian tới. Câu trả lời sẽ vắt sang năm 2018 và những năm tiếp theo. Sự chuyển mình, ghi dấu ấn trong năm 2017 của ngành Tài chính là sự cộng hưởng từ nhiều nguồn lực mà trong đó sự nỗ lực và quyết tâm của ngành Tài chính là nền tảng có tính chất quyết định đến sự thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm qua. Tuy nhiên, ngành Tài chính rất cần sự vào cuộc của các ngành, các cấp và địa phương trong thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương và các chính sách tài chính - ngân sách, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, để tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại NSNN theo đúng định hướng đề ra, giảm dần bội chi và nợ công, giữ vững an ninh tài chính quốc gia.

Minh Anh

很赞哦!(8)