【lịch bóng đa anh】Giảm nghèo bền vững từ xuất khẩu lao động

Xưởng sản xuất đậu phụ của Tố, từ nguồn vốn tích lũy trong thời gian lao động tại Nhật 

Năm 2016, anh Võ Văn Tố (TDP Viễn Trình, thị trấn Phú Đa) là một thanh niên “tay trắng”. Sau khi đi theo diện xuất khẩu lao động (XKLĐ), làm việc tại Nhật trong thời gian 5 năm 6 tháng, anh Tố trở về quê hương cùng một số vốn liếng kha khá để tiếp tục phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu; tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.

“Theo hợp đồng, tôi qua Nhật làm việc tại một công ty sản xuất cơm hộp trong 3 năm. Chăm chỉ làm việc, mỗi tháng sau khi trừ chi phí ăn, ở, sinh hoạt, tôi tiết kiệm được 38 triệu đồng. Hết hạn hợp đồng, tôi được gia hạn thêm 5 năm. Tuy nhiên, làm việc thêm 2 năm 6 tháng, đến tháng 11/2021, tôi quyết định trở về quê, sử dụng vốn liếng và kinh nghiệm công việc đã tích lũy được, phát triển kinh tế”- anh Tố kể.

Với thực tế mà mình đã trải nghiệm, muốn giới thiệu cho NLĐ tiếp cận được với những đơn hàng tốt mà phí lại thấp, nên Tố xin vào làm tại Tập đoàn An Dương (Trưởng văn phòng đại diện tại Huế)...

“Công việc hiện tại mang lại thu nhập cho bản thân, đồng thời hỗ trợ NLĐ tiếp cận những đơn hàng tốt, với mức phí thấp. Những tháng cuối năm 2023, với sự phối hợp, hỗ trợ của Phòng Lao động -Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) huyện Phú Vang và chính quyền địa phương , chúng tôi triển khai về tận các khu dân cư để tư vấn, giới thiệu các chương trình đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”- Tố chia sẻ.

 Từ đầu năm 2022, đến nay anh mở xưởng sản xuất đậu phụ tại thị trấn Phú Đa, đầu tư máy móc theo công nghệ của Nhật, cung cấp mỗi ngày 3 nghìn khuôn đậu phụ cho thị trường Phú Đa và khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thị trấn; hiện tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động. Lãi ròng từ xưởng sản xuất tầm 30 triệu đồng mỗi tháng. Sắp tới, được chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, Tố sẽ đầu tư thêm máy móc, đăng ký sản phẩm OCOP, mở rộng sản xuất để cung cấp sản phẩm đến các KCN trên địa bàn tỉnh, tạo thêm việc làm cho NLĐ.

Sau khi tốt nghiệp PTTH, năm 2018, anh Võ Hữu Cảnh (xã Phú Lương) đi Nhật theo diện vừa học vừa làm. Năm đầu tiên học tiếng Nhật, vừa làm mỗi tuần làm 28 tiếng, sau khi trừ chi phí, anh Cảnh tiết kiệm được 15-16 triệu đồng. Khi chuyển đến thành phố lớn hơn, học cao đẳng điều dưỡng, vừa làm tại xưởng sản xuất bánh mỳ, thu nhập tăng lên 40 triệu đồng/mỗi tháng (chưa trừ chi phí). 4 năm vừa học vừa làm tại Nhật, với số tiền tích lũy gần 800 triệu đồng, anh Cảnh về quê, giúp cha mẹ sửa chữa nhà và mở rộng mô hình chăn nuôi; thử nghiệm mô hình nuôi lươn.

Anh Cảnh cũng đang làm việc tại một công ty XKLĐ, phụ trách khu vực Phú Vang. Với sự phối hợp, hỗ trợ của Phòng LĐTB&XH huyện, UBND các xã, thị trấn và cán bộ thôn, trong 9 tháng đầu năm 2023, anh Cảnh cùng công ty đã tuyển dụng được 15 lao động sang Nhật làm việc. Có 10 bạn học cùng Trường PTTH Nguyễn Sinh Cung (thị trấn Phú Đa) sang Nhật diện vừa học vừa làm, đợt với Cảnh, nay vẫn ở lại làm việc tại Nhật.

Năm 2019, ở xã Phú Lương có 7 thanh niên đi diện XKLĐ. Anh Nguyễn Văn Nghĩa là 1 trong 7 thanh niên đó đã tiết kiệm được 1,5 tỷ đồng. Anh Phan Đăng Sơn (xã Phú Xuân) XKLĐ ở Nhật, trở về năm 2022 đã mua được nhà ở phố và sử dụng vốn liếng tích lũy được để kinh doanh, phát triển kinh tế. Anh Nguyễn Bình (xã Phú Gia) XKLĐ tại Hàn quốc, về lại quê hương, mở khu vui chơi cho trẻ em tại địa phương…

Hàng năm (trừ thời gian dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp), Phú Vang có từ 400- 500 NLĐ ra nước ngoài làm việc. Riêng đến tháng 9/2023, Phú Vang có 372/1.906 NLĐ trên toàn tỉnh ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng, chiếm tỷ lệ 19,5%. Theo ông Trần Nhơn Mâng, Trưởng phòng LĐTB&XH, để công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt hiệu quả cao, quan trọng nhất vẫn là thực hiện tốt tuyên truyền, làm cho NLĐ nhận thức được đây con đường làm giàu nhanh nhất, chính đáng.

Vậy nên, Phòng LĐTB&XH luôn lựa các doanh nghiệp có uy tín, có hiệu quả trong việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, để cùng phối hợp với địa phương tổ chức những buổi tư vấn trực tiếp cho NLĐ; phối hợp trưởng thôn, tổ trưởng dân phố “đi từng ngõ, gõ từng nhà” những gia đình có người ở độ tuổi lao động, chưa có việc làm để tuyên truyền, tư vấn về các chính sách hỗ trợ của công ty, những nước ổn định về kinh tế, chính trị để NLD tin tưởng, lựa chọn. Đồng thời, phối hợp các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách hỗ trợ của Nhà nước về chế độ vay vốn từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, chi phí ban đầu…, cho NLĐ nói chung, các đối tượng nghèo, chính sách.

“Những người đã ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng, tích lũy được vốn liếng vững vàng, trở về quê hương phát triển kinh tế (như anh Tố, anh Cảnh), là một “kênh tuyên truyền” rất hiệu quả, để NLĐ Phú Vang càng có động lực, quyết tâm; đóng góp không nhỏ trong công tác GNBV, phát triển kinh tế của địa phương”- ông Trần Nhơn Mâng nói.