您现在的位置是:Empire777 > Nhận Định Bóng Đá

【thứ hạng của cúp vàng concacaf】Đổi thay ở vùng đất cuối dãy Trường Sơn

Empire7772025-01-26 01:44:15【Nhận Định Bóng Đá】3人已围观

简介NGHĨA TÌNH AN TOÀN KHUNhững ngày cuối tháng 7-2023, C&# thứ hạng của cúp vàng concacaf

NGHĨA TÌNH AN TOÀN KHU 

Những ngày cuối tháng 7-2023,ĐổithayởvugravengđấtcuốidatildeyTrườngSơthứ hạng của cúp vàng concacaf Căn cứ Tà Thiết có nhiều đoàn lãnh đạo, người dân đến dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã gửi trọn thanh xuân cho vùng đất biên viễn. Địa danh đã ghi dấu những ngày tháng sống, chiến đấu của Đại tướng Lê Đức Anh, Thượng tướng Trần Văn Trà, Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, Chính ủy Phạm Hùng. Anh Nguyễn Tân Tiến ở TP. Hồ Chí Minh không giấu được xúc động khi nghe hướng dẫn viên thuyết trình về những tháng ngày gian lao mà anh dũng của các nhà cách mạng tiền bối. Anh Tiến bày tỏ: “Lộc Ninh là điểm cuối của đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Hơn 50 năm đã qua, dấu giày của những nhà cách mạng như còn hằn in trên đất rừng Lộc Ninh, gợi nhớ về một thời oanh liệt, hào hùng của thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu cho nền hòa bình, độc lập hôm nay”.

Du khách từ TP. Hồ Chí Minh đến tham quan, du lịch về nguồn tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Tà Thiết

Căn cứ Tà Thiết rộng hơn 3.500 ha. Huyện Lộc Ninh lấy Căn cứ Tà Thiết làm trung tâm phát triển, kết hợp du lịch về nguồn, sinh thái, phấn đấu mỗi năm thu hút khoảng 300.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt khoảng 200 tỷ đồng/năm. Công trình tri ân thế hệ đi trước, vừa giáo dục con cháu hôm nay và mai sau về truyền thống đấu tranh cách mạng, đang vẫy gọi các nhà đầu tư tìm đến, đánh thức tiềm năng du lịch tỉnh nhà.  

Rời Căn cứ Tà Thiết, chúng tôi đến thăm điểm X16 thuộc ấp Thạnh Tây (xã Lộc Tấn), ranh giới giữa tỉnh Bình Phước với tỉnh Tbong Khmum (Vương quốc Campuchia), khắc ghi những ngày tháng bôn ba của Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong hành trình tìm đường cứu nước. Cụm công trình gồm quần thể di tích cất giấu vũ khí, nơi gặp dân quân, nhân dân Việt Nam và nhà làm việc của xã đội Lộc Tấn (nay là nhà văn hóa xã Lộc Thạnh). Dù nguồn ngân sách còn eo hẹp nhưng Bình Phước vẫn tâm huyết đầu tư cho công trình lịch sử, tô thắm tình đoàn kết, hữu nghị giữa chính quyền và nhân dân hai nước. 

 Nhân dân huyện Lộc Ninh có thêm niềm tự hào khi Thủ tướng Chính phủ công nhận các xã Lộc Tấn, Lộc Thành, Lộc Hiệp, Lộc Quang, Lộc Thuận, thị trấn Lộc Ninh là xã An toàn khu và huyện Lộc Ninh là vùng An toàn khu của Trung ương thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Sự công nhận đó là động lực để chính quyền và người dân vươn lên xây dựng quê hương giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống của vùng đất cách mạng. 

ĐI LÊN NHỜ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Câu chuyện thời sự về hồ tiêu đưa chúng tôi về thăm các hợp tác xã (HTX) trồng tiêu sạch theo hướng hữu cơ trên vùng đất Lộc Ninh. 

HTX nông nghiệp - dịch vụ Hiệp Tiến (xã Lộc Hiệp) do anh Phan Chính Thuần làm Giám đốc có 40 thành viên với 70 ha tiêu sản xuất theo tiêu chuẩn R.A (Rainforest Alliance). Người dân để cỏ mọc tự nhiên, dùng phân dê bón giúp đất tơi xốp và chế phẩm sinh học loại trừ nấm, rệp sáp, năng suất tiêu luôn đạt 4 tấn/ha (cao hơn năng suất bình quân của tỉnh, 2,2 tấn/ha), thu nhập từ 180-200 triệu đồng/ha. Anh Thuần cho hay: “Chúng tôi hợp đồng với doanh nghiệp uy tín để có đầu ra ổn định, không bị lái buôn ép giá, tiêu chất lượng cao được thưởng 3.000-5.000 đồng/kg. Người dân vốn quen việc vườn tược, biết tận dụng lá cây, cỏ trong vườn làm thức ăn cho 3.000 con dê, kiếm thêm 50-70 triệu đồng/hộ/năm và dùng phân dê bón cho cây tiêu nên giảm chi phí đáng kể”.

Cách đó không xa là HTX hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang do anh Phạm Thanh Chung làm Giám đốc, với 29 ha tiêu canh tác hữu cơ. Anh Chung và các hộ dân dùng phân dê, phân gà để bón cho cây tiêu, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên thu hoạch bao nhiêu cũng bán hết. HTX ưu tiên dùng chế phẩm sinh học Trichoderma để chống nấm gây hại, giúp cây tiêu tăng cường khả năng kháng bệnh, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.  

TÁI LẬP TUYẾN ĐƯỜNG SẮT SÀI GÒN - LỘC NINH

Lộc Ninh đang “thay áo mới”, từ dãy phố nhìn xuống thung lũng, nơi có chợ được xây dựng từ thời Pháp thuộc, đã mang vóc dáng một đô thị vùng sơn cước. Khu bến xe đi lại khó khăn, nay tấp nập người - xe sầm uất, buôn bán thâu đêm. Các công trình trường dân tộc nội trú, đường từ quốc lộ 13 qua xã Lộc An đi Lộc Hiệp, dự án nâng cấp đường 13B hay đường tránh quốc lộ 13, đoạn qua thị trấn Lộc Ninh đang tạo xung lực mới, hấp dẫn các nhà đầu tư tiềm lực tìm về. 

Huyện biên giới Lộc Ninh đã “thay da, đổi thịt”, vươn mình phát triển. Trong ảnh: Một góc trung tâm hành chính huyện Lộc Ninh nhìn từ trên cao - Ảnh: Phú Quý

Dự án Khu đô thị - trung tâm hành chính - thương mại - dịch vụ - dân cư huyện Lộc Ninh (Diamond City) rộng 33,9 ha tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Lộc Ninh với hai mặt tiền sầm uất là đường Phan Chu Trinh và đường Nguyễn Tất Thành. Công trình quy hoạch trung tâm hành chính tập trung kết hợp với nhà ở liền kề, giúp Lộc Ninh mang hình hài đô thị hiện đại. Dự án gần Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, được bao quanh bởi các khu công nghiệp, khi hoàn thiện sẽ trở thành trung tâm logistics của tỉnh. 

Từ ngã ba xã Lộc Tấn, dọc theo quốc lộ 13 hơn 12km, chúng tôi đến Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư có diện tích 28.364 ha (thuộc xã Lộc Hòa). Cửa khẩu có hàng chục doanh nghiệp vào đầu tư hạ tầng nhưng chưa phát triển tương xứng với vị thế cửa ngõ. Vì vậy, huyện Lộc Ninh cần cơ chế phối hợp đặc thù trong quản lý để vực dậy tiềm năng vùng kinh tế cửa khẩu.

Chúng tôi tìm gặp Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh Lê Trường Sơn và được anh thông tin: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lộc Ninh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định, các chương trình đột phá là phát triển nông nghiệp công nghệ cao để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; khai thác lợi thế Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư và phát triển du lịch về nguồn, sinh thái tại khu Căn cứ Tà Thiết, đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh, mở rộng hoạt động đối ngoại, đưa Lộc Ninh phát triển nhanh và bền vững.

Một trong những lý do việc phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư đang gặp khó là chưa có hệ thống giao thông đồng bộ, kết nối trong vùng kinh tế năng động Đông Nam Bộ và các khu vực lân cận. Từ năm 2013, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt quy hoạch khôi phục lại tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh với chiều dài 128,5km, kết nối đường sắt Thống Nhất tại ga Dĩ An đến Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư có mức đầu tư khoảng 438 triệu USD. Tuyến đường sắt giúp việc vận chuyển hành khách và nông sản, đặc biệt là mặt hàng chủ lực mủ cao su đi thẳng về TP. Hồ Chí Minh xuất sang các nước châu Âu vẫn chưa được đầu tư, xây dựng. 

Việc kết nối các tuyến giao thông đang rất bức thiết, góp phần “chia lửa” cho các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh, thuận tiện cho thông thương, vận chuyển hàng hóa, hành khách. Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, tình trạng kẹt xe kéo dài ở nhiều khu vực vùng Đông Nam Bộ, đòi hỏi ngành chức năng nhanh chóng tái lập tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh để vùng đất cuối dãy Trường Sơn ngày một vươn xa.

很赞哦!(5125)