【ca cuoc chau a】Người đàn ông nguy cơ teo một bên chân sau cú tiếp đất lúc đá bóng
PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh,ườiđànôngnguycơteomộtbênchânsaucútiếpđấtlúcđábóca cuoc chau a Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), chiều 16/6 cho biết các bác sĩ tại đây vừa phẫu thuật cho 2 nam bệnh nhân bị chấn thương thể thao nghiêm trọng trong lúc chơi bóng đá.
Một trong hai bệnh nhân là anh Đ.V.T (33 tuổi, ở Bắc Ninh). Cách đây 2,5 tháng, bệnh nhân chơi bóng đá, trong lúc tiếp đất thì nghe tiếng "tách" ở chân phải kèm theo cảm giác đau buốt.
Sau đó, anh vẫn đi lại bình thường nhưng khi vận động mạnh thì cổ chân rất buốt, khó cử động khớp cổ chân linh hoạt. Khám tại bệnh viện địa phương, bác sĩ tư vấn về tập phục hồi chức năng cho ổn định.
Tuy nhiên, sau gần 2 tháng tập luyện, tình trạng không đỡ, anh mới tìm đến Bệnh viện Việt Đức. Bác sĩ nói anh nhập viện khi đã khá muộn.
PGS Khánh đồng thời là Trưởng khoa Phẫu thuật Chấn thương y học thể thao và chi trên của bệnh viện. Ông cho biết, bệnh nhân T. được chẩn đoán chấn thương khớp gối do đứt dây chằng chéo trước và rách sụn, buộc phải chỉ định phẫu thuật nội soi.
Do anh T. đến viện điều trị muộn nên dù đã được phẫu thuật, chân bên phải có dấu hiệu teo nhỏ hơn so với chân còn lại. Chân bị chấn thương cũng mất cơ và khó khăn khi gồng. Nam bệnh nhân đang được tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Các bác sĩ chia sẻ, gần đây bệnh viện tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp chấn thương do chơi thể thao, trong đó 80% bệnh nhân ở lứa tuổi từ 20-35.
Các môn thể thao hay gặp chấn thương nhất là: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, những môn đối kháng vật bị chệch khớp vai, thậm chí là chạy bộ, đi xe đạp…
Đau bất thường cần đi khám
“Chấn thương do thể thao có nhiều mức độ. Nhẹ nhất là sưng nề phần mềm, làm người tập đau, khó chịu. Nặng thì khiến người bệnh đau dai dẳng, kéo dài, có thể giãn dây chằng bên ở quanh khớp, đứt gân, đứt dây chằng chéo trước hoặc chéo sau ở khớp gối, đứt dây chằng quanh khớp cổ chân”, PGS Khánh nói.
Vị chuyên gia lưu ý với những người chơi thể thao, khi đau bất thường sau chơi thể thao cần đến khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tình trạng đau bất thường được hiểu là cảm giác đau, lỏng khớp, hạn chế hoạt động thể thao và sinh hoạt.
Từ thực tế khám chữa bệnh, PGS Khánh cho hay có nhiều người bị chấn thương nhưng chủ quan chỉ chườm nóng hoặc lạnh, bôi mật gấu, dầu nóng... Khi đau kéo dài, họ mới đến bệnh viện.
Lúc này, bệnh đã để lại những biến chứng đáng tiếc như rách sụn chêm thứ phát, mòn sụn, làm giảm tuổi thọ của khớp…
“Đã có không ít trường hợp, người bệnh bị sưng khớp, trật khớp, đau mỏi lại điều trị bằng thuốc nam, châm cứu làm cho bệnh càng nặng hơn", PGS Khánh lưu ý.
Thậm chí, một số trường hợp tìm đến các thầy lang để kéo, nắn, giật rất nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị của bác sĩ về sau.
Theo giới chuyên môn, chấn thương thể thao không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ trở thành mạn tính, khó phục hồi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến chức năng vận động bình thường của người bệnh.
PGS Khánh khuyến cáo người bệnh không nên chủ quan, tự ý đi mua đơn thuốc về dùng hoặc dùng thuốc lá, thuốc nam không rõ nguồn gốc đắp, xoa bóp hoặc đi những nơi không uy tín để kéo, nắn, giật… khớp.
Thanh Hiền