【tai xiu 23/4】Nghe tiếng rao ngoài ngõ, nhớ dáng nội lưng còng thoăn thoắt chặt quầy dừa

"Dừa nước ướp lạnh một bọc 20 ngàn đây cô bác ơi!". Tiếng rao ngoài ngõ của chiếc xe hàng vụt qua làm lay động tâm hồn tôi. Bao ký ức thân thương về hàng dừa nước trải dài theo dòng kênh đã tồn tại từ thuở ông cha mở cõi nơi quê nội trong tôi ùa về.

Đó là một làng quê yên bình,ếngraongoàingõnhớdángnộilưngcòngthoănthoắtchặtquầydừtai xiu 23/4 nép mình bên con sông cái với những đám dừa nước nghiêng nghiêng soi bóng làn nước đậm phù sa.

Nhớ về quê nội là nhớ đến khoảng trời thơ dại. Những năm tháng ấy của tôi gắn liền với con sông và những rặng dừa nước trải dài hút mắt. Chúng mọc chen chúc, sinh sôi nảy nở.

Một bận về thăm quê nội, mẹ cùng dượng chặt những quầy dừa nước mang về làm quà cho con cháu.

Nhớ khi ấy, tôi chưa biết bơi, chỉ đứng trên bờ nhìn đám bạn trong xóm vẫy vùng thỏa thích trong dòng nước mát quê hương. Thấy vậy, chú Út vác dao ra ven sông. Ông đốn bập dừa làm thành chiếc phao cho tôi. Ông mong cháu gái của mình mau chóng trở thành tay bơi cừ khôi, không thua kém chúng bạn.

Thuở xưa, dừa nước được xem như báu vật thiên nhiên của người dân quê. Lá dừa dùng để lợp nhà. Đó là những căn nhà lá mát rượi mang đậm hồn quê.

Thân cây dừa nước phơi khô chất thành bó để cạnh cái lò trong chái bếp làm củi. Củi thân dừa nước cháy rất đượm. Nhưng bọn trẻ con chúng tôi lúc ấy chỉ chú tâm đến những trái dừa nước ngọt thanh, mát dịu, thoảng hương đồng gió nội.

Tôi nhớ mãi dáng nội lưng còng ra cạnh mé sông. Trên tay bà là cây dao bén ngót, đen láy. Bà thoăn thoắt chặt những quầy dừa. Đám cháu bu quanh. Hễ trái nào được nội chặt xong là chúng ôm lên húp lấy húp để rồi nhai cùi dừa giòn ngọt, không cần thêm đường hay đá lạnh mà vẫn mát dịu tận đáy lòng.

Món dừa nước giờ đây được biến tấu ướp đá, đường để tăng thêm vị ngon.

Một bận, tôi theo chân mẹ về quê nội thắp hương cho cha. Từ ngày qua đời, cha an nghỉ cạnh mảnh đất quê có hàng dừa xanh thắm.

Tôi vẫn thấy còn đây những hàng dừa soi bóng dưới lòng sông quê. Con sông ấy đã bao lần bị chiếc xáng cạp nạo vét trơ trọi. Nhưng hàng dừa vẫn sinh sôi, bám trụ với mảnh đất giàu tình người.

Xa xa, khói lam chiều vẫn nghi ngút, vấn vương thôn xóm yên bình như thuở nào. Cô Năm cất tiếng gọi mẹ con tôi trong niềm hân hoan. Trông dáng bà thật lam lũ khi bơi chiếc xuồng ba lá chất đầy những quầy dừa cặp vào bờ để kịp bán cho buổi chợ đông sáng mai.

Thả bước theo con đường rợp bóng dừa, từng đợt ký ức khó quên trong tôi tràn về. Tôi nhớ từng chiếc bánh lá bà làm, con cào cào thắt từ lá dừa hay thanh kiếm được cha đẽo gọt từ thân cây. Trong tôi lúc ấy văng vẳng câu ca dao “Dừa ơi, nhớ lắm nghen!".

Khi hoàng hôn buông sắc đỏ phía trời tây, tôi và mẹ tạm biệt quê nội ra về trong luyến tiếc. Miếng cơm dừa ngọt lịm dượng chặt cho tôi ăn buổi xế vẫn lắng đọng trong cuống lưỡi, đầu môi.

Từ trong tán lá, tiếng chim bìm bịp bỗng cất tiếng kêu vang vọng. Tiếng chim như bài ca ai đang hoà nhịp dưới mé sông làm nước mắt mẹ tôi trực trào.

Bà dõi đôi mắt in hằn vết chân chim nhìn ngôi mộ cha nằm im ắng sau những tàu dừa đang lay nhẹ theo làn gió. Hình ảnh, âm thanh ấy như từng trang hồi ức đẹp nhất trong cuộc đời tôi.

Tôi vội quay sang nói với cậu con trai bé nhỏ đứng cạnh mình. "Nhìn đi con và hãy cảm nhận nét đẹp làng quê như giọt mật đong đầy rót vào tâm hồn. Hãy để hồn quê với những rặng dừa chốn quê cha đất tổ sống mãi với thời gian sau này con khôn lớn".

Đi qua những năm tháng, mỗi người đều mang theo mình vô vàn ký ức. Ký ức đó có thể là tình yêu quê hương cháy bỏng, một mảng mơ hồ, mộng mị của tình yêu đôi lứa, hoặc khoảng lặng nhớ về một người, một thời gian khó... Tất cả ký ức vui buồn ấy sẽ sống lại qua tuyến bài Hồi ức thế hệ 5X - 8X.

VietNamNet mời độc giả thế hệ từ 5X đến 8X gửi chia sẻ về ký ức của mình đến email: [email protected].Những bài có nội dung hấp dẫn, cảm động sẽ được đăng tải trên VietNamNet.

Trân trọng cảm ơn!

Ngọt ngào kem mút tuổi thơ

Ngọt ngào kem mút tuổi thơ

Thứ âm thanh quen thuộc có lẽ không ai có thể quên là tiếng còi toe toe phát ra từ quả bóng cao su gắn với tay cầm làm bằng đồng hoặc sắt. Mỗi khi thứ âm thanh đó vang lên từ đầu ngõ là mỗi đứa trẻ mừng vui như mẹ vừa đi chợ về.