Kế hoạch nhằm đánh giá,àNộitriểnkhaiđánhgiátựchấmđiểmthựchiệncảicáchhànhchíalmería – villarreal tự chấm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2022 của Thành phố Hà Nội trên các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần theo quy định của Bộ Nội vụ.
Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tự đánh giá chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 của Thành phố (điểm thẩm định). |
Việc đánh giá, tự chấm điểm của Thành phố Hà Nội là cơ sở để Bộ Nội vụ xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 của Thành phố.
Việc đánh giá, chấm điểm phải bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ; có tài liệu kiểm chứng, số liệu dẫn chứng gửi kèm theo; trường hợp đánh giá, tự chấm điểm không có tài liệu kiểm chứng thì phải diễn giải đầy đủ, cụ thể cách đánh giá, tính điểm; bảo đảm thời gian hoàn thành việc đánh giá, tự chấm điểm theo đúng thời gian quy định của Bộ Nội vụ.
Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tự đánh giá chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 của Thành phố (điểm thẩm định).
Trong đó, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội, Cục Thuế Hà Nội và các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông thực hiện việc đánh giá và tự chấm điểm vào các Biểu phụ lục đối với các tiêu chí, tiêu chí thành phần thuộc các lĩnh vực do cơ quan phụ trách.
Các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo kết quả đánh giá, tự chấm điểm, kèm theo tài liệu kiểm chứng về UBND Thành phố Hà Nội (qua Sở Nội vụ) trước 30/12/2022.
Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội và các sở được giao nhiệm vụ giúp UBND Thành phố Hà Nội đánh giá, tự chấm điểm được giao tổ chức triển khai việc đánh giá, tự chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần theo Bộ Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Nội vụ;
Đồng thời, thu thập và cung cấp đầy đủ các tài liệu kiểm chứng, các số liệu dẫn chứng, minh họa việc đánh giá, tự chấm điểm đối với các tiêu chí, tiêu chí thành phần thuộc ngành, lĩnh vực cơ quan phụ trách.
Báo cáo bằng văn bản kết quả việc đánh giá, tự chấm điểm, kèm theo số liệu, tài liệu kiểm chứng gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Tổ công tác cải thiện, nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính, Chỉ số SIPAS (Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính) giai đoạn 2021-2025 của Thành phố Hà Nội và báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm bám sát bộ, ngành dọc Trung ương trong việc thẩm định chấm điểm của Thành phố và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về kết quả đánh giá, tự chấm điểm; cung cấp đầy đủ, rõ ràng, kịp thời các tài liệu kiểm chứng, các số liệu chứng minh và các yêu cầu cần bổ sung (nếu có) từ Hội đồng thẩm định của Bộ Nội vụ.
Bên cạnh đó, Thành phố Hà Nội cũng tiến hành điều tra xã hội học dự kiến với tất cả đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội; lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hà Nội; lãnh đạo đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan chuyên môn Thành phố Hà Nội; lãnh đạo UBND cấp huyện. Người dân và doanh nghiệpsẽ thực hiện điều tra xã hội học theo SIPAS.
UBND Thành phố Hà Nội cũng đề nghị Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố Hà Nội; các sở, cơ quan ngang sở, UBND các quận, huyện, thị xã được giao nhiệm vụ phối hợp với Sở Nội vụ giúp Bộ Nội vụ trong việc tổ chức điều tra xã hội học.
Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc cung cấp chính xác danh sách đối tượng điều tra khảo sát; thực hiện khảo sát, điều tra theo yêu cầu của Bộ Nội vụ bảo đảm đủ số lượng phiếu và đúng tiến độ thời gian.