Thông tin vừa được tờ Bưu điện Washington của Mỹ đăng tải,ậpbaonhiêuđểlọtnhómsiêugiàuthếgiớkq live trích dẫn nghiên cứu của nhà kinh tế học Branko Milanovic, dựa trên số liệu từ một cuộc khảo sát thu nhập. Sau khi tính toán, loại trừ thuế thu nhập cũng như điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt tại mỗi quốc gia, chuyên gia này đã cho ra mức thu nhập bình quân để được lọt vào tầng lớp 1% dân số giàu nhất tại 25 quốc gia.
Trong đó, tầng lớp siêu giàu tại Thụy Sỹ là những người có thu nhập cao hơn cả, với 171.832 USD/người/năm, cao hơn Mỹ, ở vị trí thứ ba, khoảng 20.000 USD/người/năm. Trong khi đó, chỉ cần có thu nhập khoảng 46.000 – 47.000 USD/năm, một người đã được coi là siêu giàu tại Nga, Nam Phi và Ba Lan.
Dù vậy, đây là mức thu nhập bình quân một người phải đạt được để được coi là siêu giàu. Do đó, nếu bạn đã có gia đình, mức thu nhập bạn cần đạt được sẽ phải nhân lên theo số lượng thành viên trong gia đình để có được con số thu nhập chính xác.
Ngoài ra, những con số được công bố đều là thu nhập sau khi đã nộp thuế, và không bao gồm thu nhập từ thặng dư vốn đầu tư, như lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu…Trên thực tế, khoảng 36% thu nhập của những người siêu giàu đến từ hoạt động kinh doanh này.
Và điểm đáng chú ý cuối cùng trong bảng xếp hạng này đó là, các con số thu nhập được nêu sau khi điều chỉnh theo ngang giá sức mua, để loại trừ sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các nước khác nhau. Với cách tính này, thường con số thu nhập của người dân các quốc gia đang phát triển tính theo PPP sẽ cao hơn thu nhập thực tế, do chi phí sinh hoạt rẻ hơn.
Bảng xếp hạng cũng phần nào cho thấy mức độ chênh lệch giàu nghèo rất lớn tại một số quốc gia, đặc biệt tại Nam Mỹ. Những người giàu nhất Chile mỗi năm kiếm được hơn 84.000 USD, cao hơn cả tại Hà Lan, trong khi giới siêu giàu Brazil cũng đút túi hơn 75.000 USD/năm, cao hơn cả nhóm siêu giàu tại Ý.
Theo Dân trí
Phú Yên: Một người chết tại chỗ do cưa đạn cối