Bào chữa cho bị cáo Lê Đức Thọ,ậtsưđềnghịchínhsáchkhoanhồngđặcbiệtchocựuBíthưBếnTreLêĐứcThọxếp hạng bóng đá u23 châu á luật sư đề nghị HĐXX xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt để bị cáo có cơ hội sớm trở về với gia đình.
Chiều 25/11, phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư.
Tại phiên toà, luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cho rằng mức án từ 28-29 năm tù mà VKS đề nghị cho hai tội danh Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng để trục lợi là quá cao và chưa phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội.
Theo luật sư, việc truy tố bị cáo Lê Đức Thọ là đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, bị cáo chỉ thực hiện một hành vi nhưng do tính chất công việc ở các vị trí khác nhau, hành vi này bị quy kết thành hai tội danh, cả hai đều có khung hình phạt nặng.
Luật sư cũng lập luận rằng trong bối cảnh cuối năm 2019 và đầu năm 2020, khi các doanh nghiệp gặp khó khăn kinh tế, các ngân hàng chủ động tiếp cận khách hàng lớn để hỗ trợ vay vốn. Việc bị cáo ghi nhận nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp không đồng nghĩa với việc cho vay hay nâng hạn mức tín dụng.
Điều tra cũng cho thấy, bị cáo Thọ không tác động trực tiếp đến quá trình thẩm duyệt hồ sơ tại VietinBank. Việc phê duyệt hạn mức tín dụng cho Công ty Xuyên Việt Oil được quyết định tập thể thông qua Hội đồng Quản trị và không gây thất thoát tài sản Nhà nước. Người quyết định cho vay cuối cùng vẫn là giám đốc chi nhánh. Luật sư khẳng định bị cáo không gây sức ép với VietinBank để bỏ qua quy trình thẩm định cho vay.
Khi giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bị cáo Thọ mong muốn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tích cực kêu gọi đầu tư và hợp tác với các doanh nghiệp lớn, bao gồm Công ty Xuyên Việt.
Về việc nhận quà từ bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, luật sư cho rằng các món quà này xuất phát từ sự cảm ơn cá nhân do lời khuyên và hỗ trợ của bị cáo giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận. Tuy nhiên, ranh giới giữa tình cảm và tặng quà mang tính chất hối lộ là rất mong manh.
Luật sư cũng đề nghị HĐXX và VKS ghi nhận những đóng góp của bị cáo Thọ cho VietinBank và tỉnh Bến Tre, cũng như nỗ lực của bị cáo và gia đình trong việc khắc phục hậu quả. Toàn bộ tài sản của bị cáo đã bị phong tỏa, nhưng bị cáo vẫn kêu gọi gia đình vay mượn để bồi thường.
Dựa trên các lập luận này, luật sư đề nghị HĐXX xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt để bị cáo Lê Đức Thọ có cơ hội sớm trở về với gia đình.
Sáng cùng ngày, trong phần luận tội và đề nghị án, đại diện VKS đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre) từ 15 đến 15 năm 6 tháng tù về tội Nhận hối lộ và 13 đến 13 năm 6 tháng tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng hợp hình phạt 28 - 29 năm tù. VKS cũng đề nghị phạt bổ sung mỗi tội danh 100 triệu đồng.
Theo VKS, bị cáo Lê Đức Thọ khi giữ chức Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT Vietinbank, đã lợi dụng chức vụ để nhận hối lộ và gây ảnh hưởng nhằm trục lợi. Trong giai đoạn 2019 - 2021, ông đã nhận 600.000 USD (13,8 tỷ đồng) từ Mai Thị Hồng Hạnh để phê duyệt hạn mức tín dụng 5.000 tỷ đồng cho Công ty Xuyên Việt Oil.
Ngoài ra, khi làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre vào năm 2021, ông Thọ đã tác động đến Giám đốc chi nhánh Bến Tre của Vietinbank để Công ty Xuyên Việt Oil được vay 400 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi và tỷ lệ tín chấp 40%.
Ông Thọ đã nhiều lần nhận tiền, tài sản của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil), tổng số tiền 22,8 tỷ đồng. Tổng cộng ông Thọ nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng lên người khác để trục lợi hơn 33 tỷ đồng.
Theo VKS, bị cáo Thọ đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, có nhiều bằng khen, giấy khen, đã khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án, nộp lại hơn 34 tỷ đồng...