Empire777

Trung Quốc chấp thuận 76 vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng Việt NamNhiều mã số vùng trồng nông sả trực tiếp fulham

【trực tiếp fulham】“Phập phồng” nỗi lo vi phạm mã số vùng trồng

Trung Quốc chấp thuận 76 vùng trồng,ậpphồngnỗiloviphạmmãsốvùngtrồtrực tiếp fulham cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam
Nhiều mã số vùng trồng nông sản bị mạo danh khiến nước nhập khẩu cảnh báo
Việc phân cấp triệt để về địa phương để địa phương có thể chủ động hơn trong việc thiết lập cũng như quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói tại địa phương. 	Ảnh minh họa: N.T
Việc phân cấp triệt để về địa phương để địa phương có thể chủ động hơn trong việc thiết lập cũng như quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói tại địa phương. Ảnh minh họa: N.T

Hơn 710 mã số vùng trồng bị thu hồi

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện trên toàn quốc có 6.439 vùng trồng tại 53/63 tỉnh, thành phố và 1.618 cơ sở đóng gói tại 33 tỉnh, thành phố được cấp mã số xuất khẩu. Cụ thể gồm 25 sản phẩm như thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, vú sữa, chanh, bưởi, măng cụt, dưa hấu, mít, chuối, thạch đen và khoai lang... tập trung xuất khẩu đi 11 thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Thái Lan, UAE, Malaysia và Singapore.

Đánh giá về việc xây dựng mã số vùng trồng, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, thời gian đầu Tiền Giang là địa phương có số lượng mã số vùng trồng được cấp nhiều nhất. Tuy nhiên, hiện tại Đồng Tháp là địa phương thực hiện rất tốt và có lượng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói tăng nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh việc nhiều mã số được cấp mới thì số lượng mã số bị thu hồi cũng đang gây lo ngại. Theo đó, đã có hơn 700 mã số vùng trồng bị thu hồi chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Tây Ninh, Lâm Đồng…; phần lớn là các mã số vùng trồng xuất khẩu đi Trung Quốc do không đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật.

Trong đó, Tiền Giang là địa phương có số lượng mã vùng trồng bị thu hồi nhiều nhất với gần 450 mã số. Lý giải về tình trạng trên, ông Võ Văn Men, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang cho biết, sau khi tiếp nhận và rà soát lại toàn bộ mã số trên địa bàn theo các quy định hiện hành thì phát hiện có những mã số không còn tồn tại trên thực tế, một số chuyển đổi mô hình hoạt động, nên chúng tôi đã kiến nghị Cục Bảo vệ thực vật hủy hoặc thu hồi những mã số đó", ông Men nói và khẳng định những mã số hiện tại, chỉ một vài mã có thiếu sót về mặt kỹ thuật đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn hoàn thiện, chuẩn hóa theo đúng quy định. Về cơ bản, các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh đều không xảy ra vấn đề gì nên không ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu. Toàn tỉnh hiện có hơn 20.000 ha diện tích vùng trồng được cấp mã số, phần lớn là sầu riêng.

"Chúng tôi đang tích cực hỗ trợ người dân thực hiện việc cấp mã số với mục tiêu đến năm 2025 có đến 70% diện tích sầu riêng và 50% diện tích cây ăn trái nói chung sẽ có mã số với tổng diện tích trên 40.000 ha", ông Men cho biết thêm.

Nguy cơ dừng xuất khẩu toàn ngành hàng

Đề cập đến nguyên nhân khiến nhiều mã số vùng trồng bị thu hồi, theo Cục Bảo vệ thực vật, thực tế, công tác quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu trong những năm qua cho thấy, các nước nhập khẩu ngày càng nâng cao rào cản kỹ thuật, buộc Việt Nam phải tuân thủ, song nhiều địa phương, tổ chức và cá nhân chỉ mới tập trung vào công tác mở rộng số lượng diện tích vùng trồng và cơ sở đóng gói mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát các vùng nhằm đảm bảo tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu. Nhiều địa phương chỉ chú ý đến các mã số cấp mới, chưa quan tâm tới việc duy trì, giám sát các mã số đã cấp.

Nguyên nhân mã vùng trồng bị thu hồi nhiều nhất do không đạt yêu cầu về chất lượng kỹ thuật. Các nước nhập khẩu có tần suất giám sát khác nhau từ hàng tháng tới hàng năm. Riêng Trung Quốc, việc giám sát diễn ra định kỳ hàng tuần đối với các tỉnh có sản lượng nhập khẩu lớn hoặc các cá nhân từng có lịch sử vi phạm. Cụ thể, mỗi tuần Trung Quốc sẽ chọn ra 18 - 24 mã số vùng trồng bất kỳ theo chuyên đề như sầu riêng, chanh leo, ớt, khoai… và việc giám sát thường diễn ra online. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp và người sản xuất còn thiếu kiến thức về các quy định của nước nhập khẩu, đặc biệt kiến thức về quản lý sinh vật gây hại, đặc biệt là giám sát sinh vật gây hại theo tiêu chuẩn ISPM số 6. Chưa có biện pháp quản lý, giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều nơi đến vụ thu hoạch mới thu gom nông sản từ các vùng trồng dẫn đến nhiều đơn vị không ký kết hợp đồng bao tiêu từ đầu để định hướng tổ chức sản xuất cho phù hợp với quy định của nước nhập khẩu.

“Có thể nói, mã số xuất khẩu đã trở thành yêu cầu bắt buộc của nhiều thị trường. Việc không tuân thủ nghiêm các quy định về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đặt ra nhiều thách thức đối với việc xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của Việt Nam, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bị dừng xuất khẩu toàn ngành hàng”, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh.

Để đẩy nhanh việc xây dựng mã số vùng trồng, từ cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân cấp triệt để cho địa phương chủ động thiết lập, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói ở địa phương mình, nhằm đẩy nhanh quá trình cấp mã số, thúc đẩy xuất khẩu. Với những khó khăn phát sinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ.

Theo bà Nguyễn Thu Hương, việc phân cấp triệt để về địa phương để địa phương có thể chủ động hơn trong việc thiết lập cũng như quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói tại địa phương. Tùy thuộc vào đặc thù của các địa phương, các địa phương có thể linh hoạt triển khai, tổ chức thực hiện để vừa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của nước nhập khẩu.

Để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu xuất khẩu, Cục Bảo vật thực vật khuyến nghị các bên liên quan trong chuỗi cần hiểu rõ quy định và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết; quản lý chặt chẽ hơn nữa vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói. Việc quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói không chỉ để đáp ứng yêu cầu đảm bảo tuân thủ đúng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu, đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc của nông sản xuất khẩu mà còn giúp thay đổi tập quán canh tác, nâng cao nhận thức sản xuất của nông dân theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm, qua đó nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap