【số liệu thống kê về fulham gặp west ham】Hậu Giang đột phá phát triển nguồn nhân lực
Công tác đánh giá,ậuGiangđộtphphttriểnnguồnnhnlựsố liệu thống kê về fulham gặp west ham tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là các khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ. Tuy nhiên, Tỉnh ủy nhìn nhận việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh là khâu yếu, kết quả đánh giá hàng năm hầu như không có cán bộ lãnh đạo, quản lý được xếp loại ở mức hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa phát hiện hết những người có tài năng, phẩm chất đạo đức tốt để bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý...
Thực tế này đòi hòi tỉnh phải có những cách làm mới, sáng tạo để khắc phục dần những tồn tại, hạn chế.
Hậu Giang hướng đến mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh thời gian tới.
Bài 4: Đổi mới trong đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ
Sau khi nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy, ông Nghiêm Xuân Thành đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy và yêu cầu Ban phải nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh, thành bạn để tham mưu cho Tỉnh ủy tạo nên bước đột phá về công tác cán bộ, nhất là trong đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh.
Từ sự chỉ đạo ấy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để xây dựng và trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua quy định Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (bộ tiêu chí), với nhiều điểm mới…
Lượng hóa tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Trước đây, việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo Nghị định số 90 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Theo Nghị định số 90, có 5 tiêu chí chung để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức gồm: chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống; tác phong, lề lối làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, các tiêu chí này chủ yếu là định tính, chứ không định lượng.
Ngoài 5 tiêu chí chung căn cứ theo Nghị định số 90 của Chính phủ, điểm mới của bộ tiêu chí là có thêm tiêu chí cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin. Việc tăng thêm tiêu chí này là phù hợp, cần thiết, bởi công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin đang ngày càng được đẩy mạnh trong hoạt động công vụ hiện nay.
Đáng chú ý là 6 tiêu chí chung trong bộ tiêu chí đều được lượng hóa bằng điểm số như: Chính trị tư tưởng 5 điểm; đạo đức, lối sống 5 điểm; tác phong, lề lối làm việc 5 điểm ; ý thức tổ chức kỷ luật 5 điểm; cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin 10 điểm; năng lực lãnh đạo, quản lý và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao 70 điểm.
Nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung của bộ tiêu chí đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua, ông Dương Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Ngã Bảy, cho rằng sự lượng hóa về điểm số giúp việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cụ thể, thực chất, chính xác hơn, đánh giá đúng năng lực cán bộ, công chức, viên chức.
Theo ông Sơn, để bộ tiêu chí được triển khai hiệu quả thì vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương rất quan trọng, bởi chỉ khi người đứng đầu đánh giá cán bộ, công chức, viên chức một cách công tâm, thẳng thắn thì mới cho ra kết quả thực chất, khách quan. Do đó, một khi bộ tiêu chí được áp dụng, Thành ủy sẽ chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc tích cực kiểm tra, giám sát để đảm bảo tính hiệu quả, thực chất trong thực hiện bộ tiêu chí.
Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành kỳ vọng bộ tiêu chí sẽ giúp sàng lọc cán bộ, từ đó khuyến khích tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ. Đồng thời, làm căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, khen thưởng đối với những trường hợp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hậu Giang hướng đến mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có đủ tâm, đủ tầm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh thời gian tới.
Đổi mới trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ
Hậu Giang là một trong những tỉnh có số biên chế thấp nhất trong cả nước, tuy nhiên vẫn phải thực hiện lộ trình tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị. Do đó, sử dụng nguồn biên chế như thế nào cho hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh người thì ít nhưng việc thì nhiều. Điều đó có nghĩa là việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (đầu vào) phải chất lượng, chọn được người có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực công tác vào các vị trí biên chế cần tuyển.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành, việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức tới đây sẽ có sự đổi mới. Theo đó, tỉnh sẽ công khai hóa, minh bạch hóa, đảm bảo tính cạnh tranh trong tuyển dụng đầu vào, bằng cách sẽ đăng thông báo thi tuyển công khai trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong thi chọn, nghĩa là có hệ thống ngân hàng đề trong máy tính để đánh giá. Như vậy thì chất lượng tuyển chọn đầu vào sẽ cao hơn.
Bí thư Tỉnh ủy cũng cho biết việc thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý tới đây sẽ có điểm mới. Theo đó, những người đủ tiêu chuẩn trong quy hoạch chức danh lãnh đạo cần bổ nhiệm sẽ trình bày chương trình hành động của mình trong 5 năm tới; trên cơ sở chương trình hành động của cán bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có thể phỏng vấn, đặt thêm câu hỏi. Cán bộ nào được đánh giá cao hơn khi trình bày chương trình hành động, trả lời phỏng vấn sẽ được giới thiệu vào các bước tiếp theo.
“Như vậy, chúng ta vẫn tuân thủ quy trình trong bổ nhiệm cán bộ, nhưng có sự đổi mới là để cho những người đủ tiêu chuẩn trong quy hoạch chức danh lãnh đạo cần bổ nhiệm trình bày chương trình hành động để Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lựa chọn người xứng đáng nhất. Cách làm này đảm bảo tính khách quan, công bằng, minh bạch, giới thiệu được người xứng đáng nhất vào vị trí cần bổ nhiệm”, ông Nghiêm Xuân Thành cho biết.
Để khắc phục tình trạng nguồn cán bộ được bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo phần lớn khép kín trong cơ quan, đơn vị, chủ yếu dựa vào nhân sự tại chỗ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thông qua Đề án thí điểm đổi mới cách thức tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu của đề án nhằm thu hút những người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt từ bên ngoài cơ quan, đơn vị cùng tham gia để tuyển chọn, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Tạo điều kiện, động lực để cán bộ phấn đấu, rèn luyện, học tập và có cơ hội để tham gia làm công tác lãnh đạo, quản lý…
* *
*Với sự quyết liệt, quyết tâm, đổi mới và những giải pháp đồng bộ đã được đề ra giúp niềm tin và sự kỳ vọng về việc Hậu Giang sẽ xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng lớn dần lên. Một khi có được nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ mở ra tương lai phát triển tươi sáng cho tỉnh nhà, bởi Bác đã dạy: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Trên hết, từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh hãy tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao trách nhiệm, năng động, sáng tạo trên mỗi vị trí công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao, góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang đạt được mục tiêu vươn tầm phát triển trong giai đoạn mới.
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN