【bxhphap】Một số định chế tài chính chưa đạt như kỳ vọng
Nhiều địa phương chưa đủ điều kiện thành lập Quỹ đầu tư phát triển
“Mức độ đáp ứng vốn tín dụng đầu tư cho nhu cầu đầu tư phát triển của quốc gia vẫn còn hạn chế do nhu cầu vốn đầu tư phát triển (đặc biệt là nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội) là rất lớn trong khi nguồn vốn tín dụng đầu tư chỉ có giới hạn”,ộtsốđịnhchếtàichínhchưađạtnhưkỳvọbxhphap ông Vũ Nhữ Thăng nhận định.
Theo Nghị định 138/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, số vốn điều lệ tối thiểu phải có tại thời điểm thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương là 100 tỷ đồng và được bổ sung từ Quỹ đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay có những Quỹ còn chưa đủ điều kiện về vốn hoặc vốn thấp chỉ khoảng 200- 400 tỷ đồng, nên hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển còn bị hạn chế. Ví dụ, vốn điều lệ của Quỹ đầu tư phát triển Kon Tum hiện nay là 60 tỷ đồng, vì không đủ tiêu chí quy định nên UBDN tỉnh Kon Tum chưa phê duyệt cơ cấu của Quỹ, các chức vụ đều hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm (nhân sự của Sở Tài chính), chưa kiện toàn được Hội đồng quản lý.
Việc điều chỉnh danh mục cho vay tín dụng đầu tư nhằm hướng đến việc đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, song cũng gây không ít khó khăn cho các chủ đầu tư trong trường hợp dự án thuộc nhóm bị loại ra khỏi đối tượng ưu tiên theo danh mục mới.
Mặt khác, theo Nghị định 37/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 138/2007/NĐ-CP của Chính phủ, thì UBND cấp tỉnh sẽ ban hành danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ưu tiên phát triển của địa phương sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Điều này sẽ làm hạn chế tính linh hoạt trong hoạt động của Quỹ do phải có danh mục do UBND phê duyệt mới đủ căn cứ để cho vay.
Về lãi suất, Nghị định 37/2013/NĐ-CP quy định Quỹ đầu tư phát triển được quyền chủ động hơn trong việc xác định mức lãi suất. Mặc dù vậy, theo phân tích của ông Vũ Nhữ Thăng, với cơ chế mới này, vấn đề đặt ra đối với các Quỹ là phải xác định được mức lãi suất vừa có tính hấp dẫn đối với các dự án, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh song vẫn đảm bảo yêu cầu về bảo toàn nguồn vốn của Quỹ.
Ngoài ra, khả năng cấp bù của NSNN có hạn nên cơ chế lãi suất tín dụng đầu tư còn chưa linh hoạt. Về mức vốn cho vay, việc quy định mức vốn cho vay theo tỷ lệ trên tổng vốn đầu tư của dự án nhằm mục đích chia sẻ rủi ro và nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong sử dụng vốn.
“Tuy nhiên quy định này cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công khi thực hiện mở rộng đầu tư. Những yêu cầu đảm bảo tiền vay khiến cho mức độ rủi ro của các khoản cho vay tín dụng đầu tư tăng lên khi chủ đầu tư dự án không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình”, ông Vũ Nhữ Thăng cho hay.
Khó bố trí nguồn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng
Đối với Quỹ Bảo lãnh tín dụng, sau một thời gian thực hiện cho thấy nhiều Quỹ còn chưa đủ vốn điều lệ theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg và Quyết định 58/2013/QĐ-TTg ngày 15-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đó, các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng chưa tích cực tham gia góp vốn; Không thu hút được sự đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn…
Do đó, các Quỹ bảo lãnh tính dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của DNNVV (phần lớn là nhu cầu vay vốn cho các phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh là vốn lưu động, ngắn hạn). Bên cạnh đó, DNNVV ngoài nhu cầu bảo lãnh tín dụng còn có nhu cầu bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… trong khi một số Quỹ bảo lãnh tín dụng và Quỹ đầu tư phát triển có tiềm năng nhưng không thực hiện được do bị giới hạn phạm vi hoạt động như tại TP.HCM, Trà Vinh, Ninh Thuận, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh…
Trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Bộ Tài chính cho biết, qua hơn 10 năm triển khai, thực hiện đến nay cả nước có 10 Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập và đi vào hoạt động với doanh số bảo lãnh lũy kế trên 2.976 tỷ đồng (tính đến 31-12-2012). Theo báo cáo của các Quỹ đến 31-12-2012, vốn điều lệ của 10 Quỹ bảo lãnh tín dụng là 512 tỷ đồng.
Việc ra đời và đi vào hoạt động của các Quỹ đã góp phần tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, có vốn duy trì, mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, thời gian qua, một số địa phương có nhu cầu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng nhưng chưa bố trí nguồn để thành lập Quỹ; một số địa phương đã thành lập Quỹ nhưng nguồn vốn nhỏ, không bổ sung thêm vốn điều lệ… Những vấn đề này đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc sử dụng nguồn thu cổ phần hóa từ các doanh nghiệp địa phương (phần phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp) để tăng cường nguồn lực tài chính Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương.
Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), doanh số bảo lãnh đến 31-12-2012 là 10.692,4 tỷ đồng với hàng nghìn DNNVV được bảo lãnh tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thương mại. Ngoài ra, nhằm tăng cường nguồn lực tài chính cho Quỹ dự phòng rủi ro của VDB, Bộ Tài chính quyết định cấp bổ sung vốn cho Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn tại VDB với số tiền là 250 tỷ đồng.
Những bất cập này được Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị các cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh các nguồn vốn vay, mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.