您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【ket qua afc cup】Cục QLTT Hà Nội: Tăng cường phối hợp, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Empire7772025-01-11 18:43:01【Ngoại Hạng Anh】3人已围观

简介Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận th ket qua afc cup

Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đấu tranh chống buôn lậu,ụcQLTTHàNộiTăngcườngphốihợpđấutranhchốngbuônlậugianlậnthươngmạket qua afc cup gian lận thương mại và hàng giả

Hơn 4.000 vụ vi phạm được xử lý

Năm 2021, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng. Tuy nhiên, với sự bám sát, tích cực triển khai các chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND TP. Hà Nội, Tổng cục QLTT trong công tác chuyên môn kiểm tra kiểm soát thị trường cũng như phòng chống dịch bệnh Covid-19, Cục QLTT Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tịch cực, góp phần ổn định, lành mạnh thị trường, tạo được sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp, các nhà kinh doanh, đầu tư.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2021, phương hướng năm 2022 diễn ra mới đây, ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội - cho biết, năm 2021, lực lượng QLTT Hà Nội đã tổng kiểm tra trên 4.000 vụ việc, xử lý 4.042 vụ, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 177,9 tỷ đồng. Mặc dù số vụ kiểm tra đột xuất, định kỳ giảm so với cùng kỳ nhưng các vụ việc xử lý có độ răn đe cao. Tổng số tiền xử phạt hành chính giảm nhưng tổng số tiền xử lý tăng hơn 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cục QLTT Hà Nội: Tăng cường phối hợp, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
Trong năm 2021, Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra và xử lý 30 vụ vi phạm, tịch thu hàng trăm nghìn sản phẩm thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19

Đặc biệt, chịu tác động từ đại dịch, các đối tượng đã thay đổi phương thức, thủ đoạn vi phạm, chuyển từ các hình thức kinh doanh, buôn bán truyền thống sang kinh doanh, buôn bán trên môi trường số, các nền tảng mạng xã hội với các hình thức ngày càng tinh vi. Riêng trong lĩnh vực thương mại điện tử, trong năm, Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra 227 vụ việc, phạt hành chính hơn 3,7 tỷ đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Đáng chú ý, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, nhu cầu tâm lý phòng chống Covid-19 của nhân dân tăng cao. Lợi dụng lòng tin của khách hàng để trục lợi, nhiều đối tượng đã chào, bán khẩu trang, thuốc hỗ trợ phòng, điều trị Covid-19 nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng… Ngăn chặn hành vi này, Cục QLTT Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tập trung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế… Kết quả, đơn vị đã tiến hành kiểm tra và xử lý 30 vụ vi phạm, tịch thu hàng trăm nghìn sản phẩm như khẩu trang, găng tay y tế, dung dịch rửa tay, dụng cụ xét nghiệm Covid-19, bộ máy thở oxy, thuốc phòng và chữa Covid-19 nhập lậu...

Cũng trong năm 2021, Cục QLTT Hà Nội đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, như Công an thành phố, Công an các quận huyện, Hải quan, Sở Công Thương… tổ chức kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc có quy mô lớn, trọng điểm, đặc biệt là các vụ kinh doanh hàng hóa nhập lậu có dấu hiệu buôn lậu, sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu. Theo đó, trong năm 2021, đơn vị đã phối hợp với Công an thành phố tiến hành kiểm tra, xử lý 854 vụ, xử phạt trên 15 tỷ đồng với tổng giá trị hàng hóa vi phạm trên 65 tỷ đồng.

Mặc dù đạt những kết quả nhất định, song thủ đoạn kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ ngày càng tinh vi phức tạp; hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ chuyển phát nhanh, tại các khu chung cư cao tầng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát. “Thông tin và dự báo chuyên sâu về các vấn đề hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ còn yếu và thiếu cả về đầu mối và chất lượng thông tin; cập nhật thông tin về việc đã xác lập quyền, về hàng xâm phạm, hàng giả mạo xuất xứ…” - ông Chu Xuân Kiên chia sẻ thêm.

Cùng với đó, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chưa được chặt chẽ, thiếu các thông tin cảnh báo; nhận thức về việc truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm chưa được các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và cộng đồng quan tâm đúng mức. Đặc biệt, sự dễ dãi trong thói quen người tiêu dùng khiến cho việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm trở nên khó khăn...

Không làm tràn lan, không chạy theo số vụ

Bước sang năm 2022, ông Chu Xuân Kiên cho biết thêm, Cục sẽ tăng cường công tác phối hợp, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm. Không làm tràn lan, không chạy theo số vụ, nhưng quyết tâm không bỏ lọt các hành vi vi phạm để bảo vệ thị trường.

Cụ thể, Cục tiếp tục duy trì công tác kiểm tra định kỳ theo định hướng kiểm tra được Bộ Công Thương phê duyệt trong năm 2022. Tập trung kiểm tra trọng tâm trọng điểm những lĩnh vực do ngành Công Thương quản lý như: bánh kẹo, rượu, bia, xăng dầu… Tiếp tục gắn trách nhiệm quản lý địa bàn của công chức, đơn vị QLTT địa phương và nhất là vai trò và trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng đơn vị QLTT quản lý địa bàn; tăng cường phối hợp các lực lượng chức năng khác, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan khác trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trong bối cảnh người tiêu dùng đang dần chuyển sang mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử, Cục QLTT Hà Nội sẽ chỉ đạo các đội QLTT tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm… Phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong xúc tiến thương mại trong các đợt khuyến mại tập trung, lợi dụng khuyến mại để trà trộn, đưa vào lưu thông hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc. Đặc biệt trong các tháng cao điểm cuối năm như dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022… Chú trọng kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện các đối tượng lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý hàng hóa thiết yếu, các mặt hàng phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, đội QLTT phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng thành phố, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Trần Hữu Linh – Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT - đánh giá cao những kết quả mà Cục QLTT Hà Nội đã đạt được trong năm qua. Năm 2021, lực lượng QLTT đã kiểm tra trên 4.000 vụ, xử lý 4.042 vụ bằng 96%. Kết quả này là rất cao, rất đáng biểu dương, đóng góp rất lớn vào thành công chung của toàn lực lượng.

Với những nhiệm vụ đặt ra trong năm 2022, ông Trần Hữu Linh đề nghị, Cục QLTT Hà Nội cần quan tâm hơn nữa đến đạo đức công vụ, coi đây là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường để ngăn chặn hiệu quả những hành vi vi phạm. Ngoài ra, cần quan tâm, chăm lo tinh thần, sức khỏe của cán bộ QLTT ở tuyến đầu, nhất là hiện nay, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường…

很赞哦!(38729)