您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【league uc】Tăng cường thừa nhận lẫn nhau trong kiểm tra chuyên ngành

Empire7772025-01-11 12:40:20【Cúp C1】5人已围观

简介Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng, Cao Bằng kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: T.B Theo Cục Giám league uc

tang cuong thua nhan lan nhau trong kiem tra chuyen nganh

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng,ăngcườngthừanhậnlẫnnhautrongkiểmtrachuyênngàleague uc Cao Bằng kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: T.B

Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, hiện các nội dung của Đề án giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa XNK vẫn đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành để hoàn thiện. Trong đó, nhiều ý kiến của bộ, ngành nhất trí với giải pháp đổi mới tăng cường thừa nhận lẫn nhau về kết quả KTCN. Cụ thể, phương pháp KTCN dự kiến sẽ mở rộng và hướng dẫn việc công nhận lẫn nhau về kết quả KTCN của hàng hóa XNK nhất là đối với những quốc gia, khu vực có tiêu chuẩn kỹ thuật cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand, và của những nhà sản xuất với các nhãn hiệu nổi tiếng đã được quốc tế thừa nhận để giảm tải cho cơ quan kiểm tra.

Đồng thời, các bộ nên áp dụng quản lý rủi ro trong KTCN trên cơ sở phân tích thông tin rủi ro nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa như: Thực hiện việc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đối với hàng hóa có nguy cơ cao ảnh hưởng đến dịch bệnh, sức khỏe người dân, an ninh xã hội và môi trường. Ưu tiên và tạo thuận lợi về KTCN đối với các mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất nhưng trong nước chưa sản xuất được. Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong KTCN như: Kiểm tra xác suất hoặc kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa có độ rủi ro thấp, hàng hóa có xuất xứ từ các nước G7, hàng hóa của doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử về kết quả KTCN, giải pháp xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan KTCN và cơ quan Hải quan; kịp thời thông báo kết quả cho cơ quan Hải quan để thông quan nhanh chóng hàng hóa; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; quản lý và kiểm tra hàng hóa tại địa điểm bảo quản hàng hóa trong nội địa; xử lý vi phạm trong quá trình chấp hành pháp luật về hải quan và pháp luật về quản lý chuyên ngành.

Tham gia góp ý vào những giải pháp trên, Bộ Công Thương nhất trí phương án thực hiện KTCN có trọng tâm, trọng điểm, tại các thời điểm phù hợp. Theo đó, xác định rõ những mặt hàng cần phải kiểm tra tại cửa khẩu, kiểm tra trước khi thông quan. Đối với những mặt hàng không nguy hiểm, nhập khẩu với số lượng lớn để cân nhắc cho phép đưa về địa điểm trong nội địa để kiểm tra. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng nhất trí cần thực hiện giải pháp tăng cường thừa nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa đối với những phòng thí nghiệm đã được Việt Nam thừa nhận, công nhận; tuy nhiên, theo Bộ Công Thương cần cân nhắc giải pháp áp dụng quản lý rủi ro trong KTCN.

Cùng quan điểm trên, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng đề nghị tăng cường đàm phán ký kết các Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp (kết quả thử nghiệm, giấy chứng nhận sự phù hợp) theo từng chuyên ngành. Đẩy mạnh hoạt động chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp tại nước ngoài thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, ngành.

Để thực hiện các giải pháp trên, Bộ Tài chính sẽ có trách nhiệm nghiên cứu, sửa đổi quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK phải KTCN theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, đơn giản hóa các biện pháp quản lý hải quan, tạo thuận lợi, giảm chi phí và thời gian thông quan hàng hóa. Cơ quan Hải quan thực hiện quản lý hải quan đối với hàng hóa phải KTCN trên cơ sở quản lý rủi ro, áp dụng một trong các biện pháp: Kiểm tra thường xuyên (không quá 1 lần trong thời gian bảo quản) hoặc đột xuất (chỉ khi có thông tin có nguy cơ vi phạm); và giám sát hải quan (đối với lô hàng có độ rủi ro cao). Đồng thời, tăng cường phối hợp cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan và cơ quan KTCN để tháo gỡ vướng mắc cho DN và ngăn ngừa, xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình chấp hành pháp luật về hải quan và về quản lý chuyên ngành.

Ngoài ra, theo quan điểm của Cục Giám sát quản lý về hải quan, trong nhóm giải pháp về đổi mới phương pháp KTCN đối với hàng hóa XNK, các bộ, ngành cần nghiên cứu thực hiện việc KTCN trước khi thông quan có trọng tâm, trọng điểm, tại các thời điểm phù hợp. Cần tăng cường biện pháp để thực hiện KTCN đối với hàng hóa XNK tại 3 thời điểm khác nhau gồm: Kiểm tra trước khi hàng đến cửa khẩu để XK, NK; Kiểm tra tại cửa khẩu nhập (đối với trường hợp quy định hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu); Kiểm tra trong nội địa.

Tổng cục Hải quan vừa chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và dự án USAID (GIG) tổ chức đợt rà soát văn bản quy phạm pháp luật quy định đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành (tháng 6-2015). Đợt làm việc đã rà soát được 154/260 văn bản liên quan đến quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, chiếm 60%. Trong đó, rà soát được 9/20 Luật và Pháp lệnh, 19/54 Nghị định, Quyết định và Chỉ thị của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, 126/186 Thông tư và Quyết định của các bộ, ngành. Bên cạnh đó, kết quả đợt rà soát cũng dự kiến sẽ kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa XNK; các văn bản quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XNK; Các văn bản quy định về kiểm dịch đối với hàng hóa XNK; Các văn bản quy định về Giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.

很赞哦!(2)