【soi kèo antalyaspor】Toan tính của Mỹ tại Syria

toan tinh cua my tai syria

Ngoại trưởng Mỹ R.Tillerson tái khẳng định tầm quan trọng của một lực lượng an ninh biên giới tại Syria.

Quân đội Mỹ khẳng định lực lượng an ninh biên giới mới tại Syria không nhằm mục đích đối đầu với Ankara. TheínhcủaMỹtạsoi kèo antalyasporo Tướng Ryan S. Dillon, phát ngôn viên của liên quân quốc tế tại Bagdad, mục tiêu của lực lượng này là đánh bại hoàn toàn tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, ngăn chặn mọi điều kiện có thể khiến tổ chức này tái xuất hiện và hạn chế làn sóng chiến binh khủng bố nước ngoài tại Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.

Tuy nhiên, 30.000 người là một con số ấn tượng. Tháng 12/2017, Bộ Quốc phòng Mỹ từng nói sẽ duy trì một đội ngũ 2.000 quân Mỹ tại Syria, được triển khai ban đầu trong khuôn khổ chống IS. Hiện giờ, khi mối đe dọa thánh chiến tạm lùi xa, các quan chức Mỹ công khai thanh minh sự hiện diện của lực lượng này là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Iran và sự ủng hộ của Moscow đối với chính quyền Syria. Chuyên gia Joshua Landis, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Trung Đông tại Đại học Oklahoma đánh giá rằng, Mỹ đang tìm cách ngăn cản Damascus giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ Syria. Ông viết: “Bằng cách duy trì một Chính phủ Syria suy yếu và chia rẽ, Mỹ hy vọng bác bỏ những thắng lợi của Iran và Nga. Washington cũng muốn là chính sách ủng hộ người Kurd sẽ tăng thêm ảnh hưởng của Mỹ trong vùng và sẽ giúp đẩy lùi Iran. Trong bối cảnh này, quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ bị vạ lây”. Chỉ 2 ngày sau khi Mỹ thông báo ý định trên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố “giết ngay trong trứng nước lực lượng khủng bố” mà Mỹ định xây dựng. Tiếp đó, đến lượt thủ lĩnh lực lượng người Kurd tại Syria cam kết “dọn sạch” khu vực khỏi “hiểm họa” Thổ Nhĩ Kỳ, như từng “quét sạch IS khỏi vùng”.

Lực lượng Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) hiện kiểm soát nhiều đô thị quan trọng ở một số vùng Tây Bắc Syria (gần biên giới phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ). YPG là một đồng minh chủ đạo của Mỹ và liên quân quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, nhưng lại bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là “quân khủng bố”. Theo thông báo của Mỹ, YPG sẽ chiếm một nửa quân số và giữ vị trí quan trọng trong lực lượng biên phòng khoảng 30.000 người và nửa còn lại là Lực lượng Dân chủ Syria (FDS), hiện kiểm soát tất cả các vùng đất bên hữu ngạn sông Euphrate cho đến biên giới Iraq. Ankara luôn cáo buộc lực lượng người Kurd là một chi nhánh của đảng Lao động người Kurd (PKK), thường gây bạo động tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1984 và bị liệt vào danh sách “khủng bố”. Vì vậy, Ankara luôn sợ rằng YPG đóng quân lâu dài tại cửa ngõ phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Erdogan thẳng thừng tuyên bố “chiến dịch có thể bắt đầu bất cứ lúc nào” và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến bước “cho đến khi không còn một kẻ khủng bố nào”. Nếu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thật sự tấn công YPG như lời đe dọa của Tổng thống Erdogan, điều này sẽ khiến Damascus, đặc biệt là Moscow, phẫn nộ. Như vậy, Washington hy vọng làm suy yếu liên minh Nga-Thổ.

Bộ Ngoại giao Syria lên án kế hoạch của Mỹ là hành động xâm lược, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Syria và vi phạm luật pháp quốc tế. Tổng thống Bashar al-Assad tuyên bố "sẽ tiêu diệt lực lượng mới này và đuổi binh sĩ Mỹ ra khỏi lãnh thổ Syria". Nga, đồng minh thân cận của Syria, coi kế hoạch mới của liên minh do Mỹ đứng đầu là âm mưu chia cắt đất nước Syria. Giới chuyên gia Nga cảnh báo kế hoạch của Mỹ là nhằm phá hoại Syria và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Chuyên gia về Trung Đông Anatoly Nismian cho rằng Mỹ đang muốn sử dụng người Kurd ở Syria như một công cụ để gây sức ép lên nhiều nước trong khu vực. Chuyên gia này cũng cảnh báo những hậu quả do kế hoạch của Mỹ gây ra đối với sự thống nhất của Syria. Ông Mavashev chỉ ra rằng Mỹ cũng có ý định cản trở Hội nghị đối thoại dân tộc Syria, dự kiến diễn ra vào cuối tháng này tại thành phố nghỉ mát Sochi của Nga, đồng thời gây trở ngại đối với tiến trình đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria.