Nhận Định Bóng Đá

【stuttgart – wolfsburg】Sẽ tăng quyền chủ động cho DATC

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Xử lý 90 nghìn tỷ đồng "nợ"Được thành lập từ năm 2003, DATC đã được giao trọng trách là công cụ kinh stuttgart – wolfsburg

se tang quyen chu dong cho datc

Xử lý 90 nghìn tỷ đồng "nợ"

Được thành lập từ năm 2003,ẽtăngquyềnchủđộstuttgart – wolfsburg DATC đã được giao trọng trách là công cụ kinh tế giúp Chính phủ thực hiện mục tiêu thúc đẩy cổ phần hóa (CPH) DNNN và ngân hàng thương mại nhà nước. Trong 15 năm hoạt động, DATC đã mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng đạt trên 90.000 tỷ đồng, qua đó hỗ trợ khoảng 3.000 DN xử lý được công nợ và tài sản tồn đọng trước, trong và sau CPH cũng như để tái cơ cấu phục hồi kinh doanh. Qua đó, hỗ trợ CPH hàng chục tổng công ty nhà nước và phục hồi sản xuất kinh doanh cho hơn 150 DNNN, trong đó có: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC), Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng Miền Trung, các Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, 4, 5, 6, 8 (Cienco 1, 4, 5, 6, 8), Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng công tý Lắp máy Việt Nam, Công ty Haprocimex, Công ty thực phẩm Miền bắc thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam,.... Trong số đó không thể không kể đến trường hợp Tổng công ty Dâu tằm tơ và Tổng công ty xây dựng đường thủy là 2 trường hợp có nhiều vướng mắc về công nợ tồn đọng mà Chính phủ mất nhiều năm chỉ đạo xử lý nhưng chưa thực hiện thành công.

Đối với nghiệp vụ tiếp nhận, DATC đã tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng loại trừ không tính vào giá trị DN để góp phần trợ giúp tích cực đẩy nhanh tiến trình CPH khoảng 5.000 tỷ đồng nợ và tài sản loại trừ khỏi giá trị DN cho trên 2.600 DNNN thực hiện CPH. Công ty đã xử lý thu hồi gần 700 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước từ số nợ và tài sản tồn đọng được loại trừ không tính vào giá trị DN CPH; giúp các DN này giải phóng mặt bằng sản xuất, gỡ bỏ được gánh nặng xử lý tài chính đối với các khoản nợ và tài sản đã đầu tư không hiệu quả khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu, điển hình là một số DN, tập đoàn, tổng công ty như Công ty CP sữa Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không, Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, Tập đoàn Dệt may…

DATC cũng đã thực hiện hàng trăm phương án mua bán nợ theo thỏa thuận và chỉ định của Thủ tướng Chính phủ để xử lý tài chính tái cơ cấu DN và thu hồi nợ; giúp các ngân hàng thương mại nhà nước xử lý nhanh được một khối lượng lớn nợ tồn đọng, góp phần cải thiện và nâng cao năng lực tài chính cho DN, tăng cường tính an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng.

Lũy kế từ 2004 đến nay, DATC đã thực hiện tái cơ cấu cho 173 DN với giá trị vốn đầu tư hình thành từ chuyển nợ thành vốn góp khoảng 1.400 tỷ đồng. Trong 173 DN tái cơ cấu, DATC đã kết hợp xử lý nợ gắn tái cơ cấu tài chính với quản trị DN để chuyển đổi sở hữu cho 78 DNNN, 100 DN còn lại được tái cơ cấu tài chính thông qua xử lý nợ qua đó giúp DN giảm bớt áp lực về tài chính, tiết giảm chi phí, từng bước phục hồi và ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động và có đóng góp cho ngân sách.

Năm 2014, DATC tổ chức thoái vốn được 24 DN, năm 2015 được 18 DN, năm 2016 được 19 DN. Lũy kế đến cuối năm 2017, Công ty đã thoái vốn đầu tư tại gần 70 DN với doanh thu thoái vốn đạt gần 1.200 tỷ đồng. Đặc biệt, kể từ 2014, DATC đã mở rộng thành phần mua nợ từ các ngân hàng nước ngoài với những khoản nợ có giá trị lớn hàng ngàn tỷ đồng. Đồng thời, mở rộng thành phần DN khách nợ không chỉ là DNNN mà bao gồm cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, các dự án quy mô lớn.

Hoạt động khá tích cực và hiệu quả, song một số vấn đề về thể chế đang “kìm chân” sự phát triển của DATC.

Chia sẻ về điều này, ông Phạm Mạnh Thường – Phó Tổng giám đốc DATC nêu một vấn đề trong thực tế: Một DN khó khăn cần tái thiết cũng giống như một cơ thể bị ốm. Khi ốm nhẹ nhàng thì cho thuốc nhưng ốm quá nặng thì cần phải thuốc bổ. DN tái thiết cũng như vậy, lúc này các DN cần phải có một lượng vốn mồi, vốn mới bơm vào để họ có điều kiện phát triển. Vấn đề đặt ra trong quá trình tái thiết các DN, DATC phải tìm các nhà đầu tư chiến lược cùng làm, tăng thêm tiềm lực tài chính. Theo ông Thường, cách này hiệu quả nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Nếu không tìm được nhà đầu tư, vấn đề phải đặt ra là những tổ chức như DATC nên được phép sử dụng những nguồn lực tự có để có thể hỗ trợ về mặt tài chính ngắn hạn cho DN.

“Mình không phải chức năng cho vay giống như ngân hàng. Đây chỉ là hỗ trợ về mặt tài chính để người ta có điều kiện hoạt động. Chúng ta có SCIC, những DN cần phải xử lý nợ xấu bao giờ thông tin cũng rất rõ ràng trên SCIC vì vậy khi đi vay dù có dự án tốt đi nữa cũng rất khó đi vay. Lịch sử DN xấu thì hầu như không ai dám trình hồ sơ đi vay” – lãnh đạo DATC nói.

Không chỉ khu biệt trong DNNN

Để hoàn thiện thêm chức năng, nhiệm vụ cho DATC, Bộ Tài chính đã hoàn thiện Nghị định mới nhằm mở rộng phạm vi đối tượng hoạt động, bổ sung một số chức năng, nghiệp vụ trong việc mua, bán, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản. Trong đó có vấn đề lãnh đạo DATC nêu ra ở trên.

Cụ thể, dự thảo Nghị định đề xuất cho phép DATC ưu tiên mua, xử lý nợ và tài sản của các DNNN thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu để hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu; bổ sung một số quy định mới để phù hợp với một số văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và đặc thù hoạt động của DATC (hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh rủi ro, mua và xử lý nợ xấu; tham gia xử lý nợ, tái cơ cấu các DN có tình hình tài chính khó khăn, lâm vào tình trạng phá sản, đòi hỏi phải đa dạng hóa phương thức xử lý thu hồi nợ và khai thác tài sản; hoạt động tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản loại trừ mang tính chất tận thu cho Nhà nước, phụ thuộc vào tiến độ sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN).

Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính cũng bổ sung một số cơ chế hiện đang áp dụng đối với DN tương đồng về hoạt động kinh doanh mua bán, xử lý nợ với DATC như VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng) như tham gia xử lý nợ xấu của các tổ chức kinh tế, tham gia hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ có tổ chức và có sự quản lý của Nhà nước; bổ sung DATC tiếp nhận nợ và tài sản của các đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện CPH theo quy định của Chính phủ.

Theo đánh giá chung, các quy định đang được Bộ Tài chính đề xuất sẽ góp phần giúp DATC làm tốt hơn nhiệm vụ hỗ trợ các tập đoàn, tổng công ty trong việc đánh giá lại thực trạng nợ và đàm phán với các chủ nợ để giải quyết những công nợ tồn đọng của các tập đoàn, tổng công ty để thúc đẩy quá trình cải cách DNNN sớm đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra. Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện kinh tế, nhiệm vụ của DATC sẽ được mở rộng. Nếu như trước đây chỉ tập trung vào DNNN thì giờ mở rộng tới tất cả các DN trong nền kinh tế, kể các các DN có vốn đầu tư nước ngoài.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap