Tại lễ phát động bình đẳng giới ở Phong Điền
Vụ bạo lực xảy ra tại xã Phong Sơn (Phong Điền) khiến nhiều người ngỡ ngàng. Ông Q. vốn là người ít nói,Âmỉnỗiđaubạolựcgiađìnhởnôngthôsoi kèo salzburg nhưng lại nóng tính, trong lúc cãi nhau đã đánh vợ gãy tứ chi, bầm tím mặt mày phải nằm viện. Vết thương rồi cũng lành, nhưng nỗi đau tinh thần của nạn nhân rất khó mà “liền”. Hơn 20 năm sống cùng nhau, chưa lần nào gia đình ông Q. lại mâu thuẫn đến cực điểm như thế.
Quan niệm người vợ phải luôn phục tùng chồng, tư tưởng “đóng cửa bảo nhau” khiến cho tệ nạn bạo lực trong gia đình ở các vùng nông thôn tiếp tục phổ biến...Theo kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình, có tới 32% phụ nữ đã từng kết hôn phải hứng chịu bạo lực thể xác. Cứ 10 cặp vợ chồng thì có một cặp từng trải qua các hình thức bạo lực nghiêm trọng. Có rất nhiều bà vợ bị những trận đòn thừa sống, thiếu chết mà vẫn âm thầm chịu đựng. Các chị không dám nói ra chuyện mình bị bạo hành, bởi họ sợ mọi người chê cười, con cái xấu hổ với bạn bè, làng xóm, sợ mang tiếng “vạch áo cho người xem lưng”.
Bạo hành gia đình còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ giết người, trong đó có những vụ việc do người phụ nữ bị bạo hành nhiều năm, không nhẫn nhịn được nhưng cũng không biết cách giải tỏa, đã ra tay giết chồng, từ nạn nhân trở thành hung thủ. Câu chuyện ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền khiến những người thân trong gia đình nạn nhân vẫn còn đau đớn. Ông Ngô Đ. thường xuyên rượu chè và khi về nhà hay gây gổ với vợ con. Trong buổi chiều mâu thuẫn với chồng, bà Trần Thị D. đã dùng dùi gỗ đánh vào đầu ông Đ. khiến ông này bị ngất tại chỗ. Nghĩ là chồng đã chết, bà đưa lên giường nằm và đắp chăn cho chồng; sau đó lấy dây treo cổ tự tử ngay cạnh đó. Ông Đ. sau đó được người dân đưa đi cấp cứu nhưng bị chấn thương sọ não nên cũng tử vong.
Nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình và cũng là yếu tố cơ bản nhất gây ra nạn bạo lực gia đình chính là nhận thức về vấn đề bình đẳng giới còn rất hạn chế. Các yếu tố khác, như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình… được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình”. Nhiều vụ bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hình phạt dường như còn quá nhẹ…
Những mâu thuẫn dẫn đến bạo lực gia đình ở vùng nông thôn vẫn “âm ỉ”. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tỉnh, từ năm 2012-2015 đã giải quyết 328 vụ án hôn nhân gia đình, trong đó, có 180 vụ liên quan đến bạo lực gia đình (chiếm 54,8%), chủ yếu do người vợ bị đánh đập, ngược đãi, chồng ngoại tình…
Phụ nữ cần nâng cao tính tự chủ, sự quyết đoán để tham gia tích cực hơn nữa vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Nạn nhân cần được trang bị kiến thức để tự bảo vệ như: nghề nghiệp để độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái...Chương trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động cần được đẩy mạnh, ổn định đời sống gia đình, sẽ góp phần hạn chế bạo lực gia đình do nguyên nhân từ kinh tế khó khăn.
Thừa Thiên Huế có 113 mô hình phòng chống bạo lực gia đình, 288 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và hoạt động hiệu quả, có 113 đường dây nóng, 247 cơ sở tư vấn và 579 địa chỉ tin cậy cho nạn nhân bạo lực gia đình tại cộng đồng. |
Bài, ảnh: Huế Thu