【ket qua indo】Trung Quốc "chối từ", thịt lợn Mỹ giá "bèo" sắp tràn vào Việt Nam?

trung quoc choi tu thit lon my gia beo sap ngap viet namket qua indo thịt lợn Mỹ giá "bèo" sắp tràn vào Việt Nam?" />Trung Quốc "ùn ùn" nhập thịt lợn
trung quoc choi tu thit lon my gia beo sap ngap viet namKhan hiếm thịt lợn, Bộ NN&PTNT khuyến khích “nhà nhà” tự trữ đông
trung quoc choi tu thit lon my gia beo sap ngap viet namKhó khăn lớn trong cấp đông thịt lợn là hệ thống kho hạn chế
trung quoc choi tu thit lon my gia beo sap ngap viet nam
Thịt lợn Mỹ ồ ạt vào Việt Nam sẽ gây ra rất nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi trong nước. Ảnh: Internet

Chỉ 26.000-30.000 đồng/kg thịt lợn Mỹ

Trưa ngày 1/8 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu 10% với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc từ ngày 1/9. Ngay trong ngày 1/8, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng cho biết Trung Quốc quyết định hủy mua lô thịt lợn Mỹ lớn nhất từ trước đến nay, với khối lượng lên tới 14.700 tấn, vốn dự kiến nhận trong năm nay và năm sau. Trước đó, giữa tháng 5, thương nhân Trung Quốc cũng đã hủy các đơn hàng mua 3.247 tấn thịt lợn Mỹ.

Chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới ngày càng căng thẳng. Với động thái mới nhất liên quan tới mặt hàng thịt heo, giới chuyên gia dự báo, sau khi bị Trung Quốc chối từ, sắp tới thịt lợn Mỹ chắc chắn sẽ tràn sang các thị trường khác để giải tỏa nguồn cung dư thừa, đặc biệt là thị trường Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trần Công Thắng- phụ trách Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho hay: Thời gian gần đây, một số mặt hàng của Mỹ đã được đẩy mạnh xuất sang Việt Nam như đậu tương, trái cây, thịt,... Xu hướng này sẽ tăng lên trong thời gian tới, đặc biệt là sau vụ việc Mỹ áp thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc mới đây.

Với riêng mặt hàng thịt heo, phía Mỹ cũng đã có một số hành động điều tiết sản xuất, hỗ trợ nông dân vì lượng hàng chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam không thể tăng nhanh ngay. Dù vậy, với lượng thịt dư thừa không thể xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ sẽ đẩy mạnh xuất sang Việt Nam.

"Do ảnh hưởng của Dịch tả lợn châu Phi, tại Việt Nam hiện nay nguồn cung thịt lợn khá hạn chế với mức giá cao. Điều này càng tạo thêm đồng lực để Mỹ xuất khẩu thịt lợn sang Việt Nam", ông Thắng nhận định.

Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Kim Đoán-Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cũng đưa ra dự báo, việc thịt lợn Mỹ ồ ạt tiến vào iệt Nam sau khi bị phía Trung Quốc chối từ rất cao vì giá thịt lợn tại Việt Nam đang cao và từ nay tới cuối năm, nguồn cung thịt lợn cũng thiếu. Hiện tại, giá thịt lợn Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam chỉ khoảng 26.000-30.000 đồng/kg.

Về câu chuyện giá cả, ông Thắng thông tin thêm: Trong khoảng 1-2 năm trở lại đây, trung bình giá thịt lợn Mỹ nhập khẩu tại cảng chỉ ở mức hơn 1 USD/kg. Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ căng thẳng, giá thịt lợn Mỹ nhập khẩu có thể sẽ giảm hơn khi Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu vào Việt Nam.

Lo nhập thịt chất lượng kém, ngành chăn nuôi "chết chìm"

Với mức giá thịt nhập khẩu chỉ khoảng 26.000-30.000 đồng/kg, ông guyễn Kim Đoán lo ngại, thịt Mỹ ồ ạt nhập vào Việt Nam sẽ gây khó khăn, thậm chí "bóp chết" ngành chăn nuôi Việt Nam. Đó là bởi, khi Dịch tả lợn châu Phi hoành hành, để chống chọi với dịch, giá thành sản xuất lợn đã lên tới trên 40.000 đồng/kg. Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại, giá bán lợn mới đạt khoảng 35.000 đồng/kg.

Ở một góc độ khác, ông guyễn Kim Đoán đặt ra vấn đề, giá thành thịt lợn Mỹ nhập khẩu khá thấp. Trong khi đó, thịt lợn Mỹ bán tại siêu thị tại Canada hay Mỹ lại có khá cao, cao hơn giá thịt nội địa tại Việt Nam.

Nếu thịt nhập khẩu về bán với giá như bán tại siêu thị của Mỹ thì ngành chăn nuôi vẫn đủ sức cạnh tranh. Ở đây, câu chuyện có thể là thịt nhập khẩu giá thấp là loại thịt có chất lượng kém, doanh nghiệp không nhập hàng chính phẩm.

Về vấn đề này, ông Trần Công Thắng đánh giá: Sản phẩm bán trong siêu thị của Mỹ còn phải tính cả quá trình marketing, giá đội lên cao. Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm còn phụ thuộc vào thị hiếu người tiêu dùng khác nhau chứ không phải câu chuyện chất lượng sản phẩm.

Ví dụ, với sản phẩm thịt gà, tại Mỹ sản phẩm đùi, cánh có giá rẻ, ức đắt hơn. Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam lại thích phần đùi, cánh. Người Việt Nam chuộng thịt bò bắp nhưng tại nhiều thị trường, người tiêu dùng lại thích phần thịt vai mềm...

Theo ông Thắng, thịt lợn Mỹ vào Việt Nam nhiều, người tiêu dùng sẽ được mua sản phẩm với giá tốt, có nhiều sự lựa chọn hơn, song đương nhiên người sản xuất sẽ thiệt thòi; cần tính đến câu chuyện hài hoài lợi ích giữa các bên, đảm bảo hỗ trợ người sản xuất có được lợi nhuận.

Một số chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới nếu thịt lợn Mỹ ồ ạt nhập vào Việt Nam với mức giá quá thấp, cần nghiên cứu để có biện pháp tự vệ, bảo vệ sản xuất trong nước, thậm chí có thể tính đến chuyện áp thuế chống bán phá giá.