Nhận Định Bóng Đá

【ty le.keo 88】Hiệu quả mô hình xử lý rác sinh hoạt

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C1   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:Qua gần 1 năm thực hiện, mô hình thu gom, xử lý rác thải bằng thùn ty le.keo 88

Qua gần 1 năm thực hiện,ệuquảmhnhxửlrcsinhhoạty le.keo 88 mô hình thu gom, xử lý rác thải bằng thùng ủ phân compost tại xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.

Mô hình ủ phân compost tại hộ gia đình phù hợp với vùng nông thôn.

Đây là kết quả của việc phối hợp giữa chính quyền địa phương trong vận động Nhân dân phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn. Trước đây, theo thói quen, người dân cứ vứt rác bừa bãi ra mương, kênh, rạch hoặc lấp mương xung quanh nhà. Song, việc chôn lấp rác tạm có nhiều hạn chế như diện tích đất bị thu hẹp, gây ô nhiễm nguồn nước phục vụ sản xuất, ô nhiễm môi trường. Đáng chú ý là quá trình chôn lấp rác sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Nhằm giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình chôn lấp rác thải rắn tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh đã hỗ trợ cho xã Trường Long A 200 thùng ủ phân compost để xử lý rác thải sinh hoạt cho hộ gia đình.

Bà Trần Thị Ánh Xuân, Bí thư Đảng ủy xã Trường Long A, cho biết: Từ khi được hỗ trợ thùng ủ phân compost, tình trạng rác thải tồn đọng trên các tuyến đường của xã không còn. Bên cạnh đó, các chị, em phụ nữ của xã còn được tập huấn cách phân biệt các loại rác hữu cơ, vô cơ, xây dựng cách thu gom rác thải trên cơ sở phân loại rác ngay từ đầu nguồn. Tận dụng được lượng rác hữu cơ đã bị phân hủy làm phân bón cho rau, cây trồng.

Dẫn chúng tôi đến từng nhà được hỗ trợ, trước mắt chúng tôi là một màu xanh ngắt của vườn rau nhà ông Nguyễn Văn Bích, ở ấp Trường Thắng, xã Trường Long A, với đầy đủ mọi loại rau như: xà lách, diếp cá, rau muống, rau cần. Theo ông Bích, trước đây gia đình ông cũng được tiếp cận với việc ủ phân này và cũng đã áp dụng cho gia đình mình. Vì thế, sau khi được địa phương hỗ trợ, ông đã thực hiện ngay. Nhờ thùng ủ phân này mà ông sử dụng lại được lượng phân để bón cho vườn rau của gia đình mình.

Ông Bích bộc bạch: “Giờ đây, nhà tôi có đầy đủ các loại rau cần thiết để sử dụng, tiết kiệm được một khoản chi phí trong sinh hoạt của gia đình. Hơn nữa, sử dụng thùng ủ phân compost này xử lý được rác thải hữu cơ, còn rác vô cơ thì gia đình đem đi thiêu hủy. Điều này, sẽ hạn chế được lượng rác thải vứt bừa bãi ra môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình, cộng đồng”.

Là một trong những hộ đầu tiên của xã được tập huấn triển khai mô hình phân loại, xử lý rác thải ủ phân compost tại nhà, bà Hồ Thị Phụng, ở ấp Thạnh Thắng, xã Trường Long A, cho biết: “Từ khi được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xã triển khai mô hình xử lý rác bằng phương pháp ủ phân compost, các thành viên trong gia đình tôi đều hưởng ứng nhiệt tình và đều ý thức được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống. Thực hiện phân loại, xử lý rác theo phương pháp này rất đơn giản, sạch sẽ, không gây hôi thối, lượng phân compost rất tốt cho cây trồng…”.

Theo bà Phụng, từ khi dùng loại phân compost bón cho vườn chuối của gia đình, cây phát triển nhanh, trái to và bóng. Trong khi phân hóa học sử dụng lâu năm sẽ làm chai đất, còn phân compost có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu và màu mỡ, vì thế mang lại hiệu quả kinh tế và giảm chi phí sản xuất cho gia đình khá lớn.

Theo UBND xã Trường Long A, mô hình xử lý rác bằng phương pháp ủ phân compost được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh hỗ trợ và triển khai từ năm 2018. Tham gia mô hình có 200 hộ gia đình là hội viên phụ nữ được hỗ trợ. Các hộ tham gia được dự các lớp tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường trong sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, hướng dẫn cách thu gom, phân loại rác. Từ đó, giúp người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

Bà Trần Thị Ánh Xuân, Bí thư Đảng ủy xã Trường Long A, cho biết thêm: Việc triển khai mô hình xử lý rác bằng phương pháp ủ phân compost tại hộ gia đình cho thấy phù hợp với điều kiện kinh tế, tập quán sinh hoạt của người dân và đạt được những hiệu quả tích cực. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân về cách phân loại và quy trình xử lý rác thải, nhân rộng mô hình này. Đây là giải pháp dễ thực hiện vì chi phí thấp và phát huy trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường ở vùng nông thôn.

Bài, ảnh: THANH THÚY

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap